Quả phật thủ hay còn gọi là “quả tay Phật”. Nó mang ý nghĩa tâm linh, có nơi còn gọi là phúc – thọ – cam, là biểu tượng cho sự may mắn. Phật thủ được biết đến và sử dụng trong nhiều năm trở lại đây, mang hình dáng tâm linh và có hương thơm ngát, bền lâu. Do vậy, phật thủ có vị trí trang trọng trong mâm ngũ quả ngày Tết hoặc ngày lễ, ngày rằm. Sau khi sử dụng, nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì nên thường bỏ đi, rất phí phạm.

Công dụng làm thuốc của quả Phật thủ
Quả Phật thủ chỉ có lớp vỏ và phần cùi xốp, không có múi và cũng không có hạt bên trong. Mặc dù vậy, Phật thủ vẫn được ứng dụng trong nhiều trường hợp như làm mứt, làm trà, ngâm rượu và làm thuốc sắc.
Trà Phật thủ
Rượu Phật thủ
Rượu Phật thủ giúp giảm buồn nôn, giảm ho, tan đờm, điều trị chứng khó tiêu, tì vị trệ gây mệt mỏi và lồng ngực bị trướng, đau.
Cách ngâm: Lấy quả tươi rửa sạch, thái thành các miếng nhỏ rồi chọn chỗ có gió mát để phơi khô (tức phơi âm can vì quả PT có chứa tinh dầu). Khi ngâm, các bạn cho các miếng Phật thủ vào rượu theo tỉ lệ 30 g Phật thủ : 1 kg rượu, ngâm trong 10 ngày thì vớt bỏ bã và lấy nước dùng dần.

Si rô Phật thủ điều trị ho
Đa phần các trường hợp trẻ bị ho khi giao mùa đều có thể được điều trị tại nhà với chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Các loại thức uống có vitamin C như: nước cam, chanh... sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chế cho nhiều bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả như:
Theo kinh nghiệm dân gian, quả tươi rửa sạch, xắt nhỏ rồi đem chưng cách thủy với đường phèn sẽ cho ra nước si rô Phật thủ. Nước này dùng như si rô ho, mỗi lần uống khoảng 5 – 10 ml, ngày uống hai lần sẽ giúp trẻ giảm ho hiệu quả (mặc dù mùi của Phật thủ cũng dễ chịu nhưng các bạn nên cho trẻ dùng từng chút một để quen dần).
Hoặc có thể dùng phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60 - 80g. Nấu phật thủ và lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ. Khi cháo chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
Chữa đau dạ dày

Phật thủ tươi 15 - 20g hoặc 6 - 10g phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10 - 15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.
Đau dạ dày mãn tính: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10-15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang thay nước trà. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các chứng vị khí bất hòa, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn.
Giúp giải rượu
Điều trị đau bụng kinh
Sử dụng 30 gram phật thủ tươi, 6 gram gừng tươi, 6 gram đương quy và 30 gram rượu gạo. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm và thêm lượng nước vừa đủ, sắc và lọc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể dùng quả phật thủ ngâm rượu trong 6 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
Điều trị viêm phế quản mạn tính
Sử dụng 1- 2 quả phật thủ tươi đem thái nhỏ và cho bát to. Sau đó cho đường mạch nha với lượng đủ dùng vào và đem hấp cách thủy cho chín nhừ. Mỗi ngày ăn một thìa to, ăn liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý khi sử dụng phật thủ chữa bệnh
Khi dùng phật thủ chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
- Nên rửa sạch dược liệu bằng cách ngâm nước muối pha loãng từ 7 – 10 phút nhằm loại bỏ ký sinh trùng và hóa chất tồn dư trên quả
- Không nên dùng phật thủ đã trưng trên bàn thờ lâu ngày tránh trường hợp quả bị hư thối
- Mua quả phật thủ ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng