Vấn đề y đức trong chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2020), phóng viên Báo Sức khỏe cộng đồng đã có bài trao đổi ngắn với Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường.
Trong xã hội ta thường nêu cao hai ông thầy, là thầy thuốc và thầy giáo, sự so sánh tuy có hơi khập khiễng nhưng họ nói rằng thầy giáo lo dạy dỗ con người khi từ 5 tuổi cho đến khi trưởng thành, thậm chí thành tài đỗ đạt học hàm học vị; còn người thầy thuốc phải lo cho con người từ khi còn trong bụng mẹ và lo mãi cho đến lúc lìa đời… Cho nên phải nói việc chăm sóc sức khỏe là việc thường xuyên trong cuộc sống mà ai cũng đều phải quan tâm. Tình mẫu – tử là một thứ tình cảm gần gũi nhất, cao quý nhất trong tất cả các loại tình cảm con người vì bao hàm sự tận tụy hết lòng, công lao của mẹ như sông dài, biển rộng và cả sự hy sinh máu thịt không hối tiếc để mong muốn chăm sóc con mình được khỏe mạnh, thông minh, giúp mình, giúp đời; “Lương y như từ mẫu” là vậy, sự so sánh ấy quả thực là một niềm vinh dự vô cùng cho những người làm nghề y như chúng tôi. Người thầy thuốc cần hiểu thấu được y đạo, phải thương dân, yêu nước, coi người bệnh như chính người thân yêu của mình.
Tôi xin nêu những vẻ đẹp cao cả trong tư tưởng của Đại y tôn Hải thượng Lãn ông như sau: Quan niệm ngày xưa học là để đỗ đạt làm quan, chỉ những người nào không đỗ đạt mới cam chịu làm thầy đồ, thầy số, thầy địa lý, thầy thuốc… và nghiên cứu y lý để làm thầy thuốc là cái chọn sau cùng vì nghề thuốc gian khổ, nguy hiểm mà tiền ít và không mấy khi được trọng vọng. Do đó trong xã hội phong kiến rất ít người là thầy thuốc giỏi, cao tay lắm là chẩn mạch hay và vận dụng tốt các phương thang vào con bệnh chữa có hiệu quả là đã lừng lẫy một đời, còn việc nghiên cứu, suy ngẫm, trước tác ra các tác phẩm y lý, dược lý như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… thì chỉ vài người, mà ngay cả bên Trung Quốc một quốc gia rất mạnh về đông y cũng vậy. Lê Hữu Trác xuất thân từ danh gia thế tộc có rất nhiều điều kiện để làm quan, cả về văn và võ nhưng ông đều khước từ để chọn lấy nghề y gian khó, nghèo khổ và nguy hiểm, ngay cả khi cơ hội được làm quan Ngự y triều chúa Trịnh Sâm, ông cũng kiên quyết chối từ, cáo tuổi già sức yếu để về quê chữa bệnh cho dân nghèo và trước tác bộ sách Y tông Tâm lĩnh truyền đời lại cho chúng ta ngày nay. Trong tác phẩm này ông có ghi phần “Dương án” tức là những bệnh ông chữa thành công và phần “Âm án” là những bệnh ông điều trị thất bại để đời sau nghiên cứu thì thật là tác phong của nhà khoa học vĩ đại mà thời bấy giờ ít ai dám làm. Ông nhấn mạnh: "Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y mà thiếu đạo đức". Trong thực tế ông nghiên cứu y thuật giúp đời vì ông oán hận sự dốt nát của các lang băm thời ấy đã giết chết người con trai yêu quý của ông. Người xưa có câu “Nhất thế y tam thế vinh, nhất thế y tam thế suy”, tức là một đời làm nghề y có đức con cháu ba đời con cháu phú quý hiển vinh, ngược lại một đời làm nghề y thất đức ba đời sau suy vong. Nên biết vậy không người thầy nào dám làm sai lương tâm trách nhiệm của mình.
Nhiều năm trong nghề y, tôi nhận thấy y học thật là mênh mông và tiến bộ cực nhanh, mỗi lúc các y học lại càng chia nhỏ từng chuyên khoa sâu, và người thầy thuốc đừng nên làm những gì mà mình chưa được học hỏi và chưa được truyền thụ. Trong nghề y - dược, những tác dụng không mong muốn đều có thể xảy ra dù chúng ta có thực hiện đúng vì còn những yếu tố khách quan không lường hết được nên sự khiêm tốn, học hỏi là điều cần thiết và là nhiệm vụ suốt đời của người thầy thuốc.
Thời gian qua, mạng xã hội Facebook tràn lan quảng cáo các cơ sở chuyên bán đủ loại thuốc gia truyền dù đa số các “thần dược” đều không ghi rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ nhưng nhiều người vẫn tìm mua do quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”.
Thuốc Đông y là loại thuốc lành tính, được người Việt Nam ưa sử dụng nên tạo niềm tin không nhỏ cho người dùng. Tuy nhiên, các loại thuốc được quảng cáo tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ, được rao bán theo hình thức đa cấp mà người bán không hề có kiến thức về thuốc thuộc đủ các thành phần từ công nhân, công chức, viên chức đến bà bán trà đá vỉa hè thì thực sự nguy hiểm cho người sử dụng.
Sử dụng hình ảnh người khác để tạo tài khoản trên mạng xã hội, lấy video của lương y nổi tiếng để quảng cáo chữa bệnh xương khớp, việc làm vi phạm pháp luật này đang bị một số đối tượng lợi dụng nhằm mục đích bán thuốc trục lợi. Chưa nói đến tính hiệu quả của bài thuốc, không ít người sử dụng đã vô tình mắc bẫy khi tin vào những lời quảng cáo “đường mật”…
Đơn cử như hình ảnh tôi và thương hiệu của Thọ Xuân Đường bị ăn cắp rất nhiều.Và cũng có không ít bệnh nhân đến tận nơi hoặc gọi cho tôi để “bắt vạ”, sau khi tôi giải thích và hướng dẫn hoặc tư vấn online thì bệnh nhân an tâm để chữa bệnh khi đã tìm đúng đến Thọ Xuân Đường. Bản thân tôi thấy rất là buồn vì chuyện này, rất mong đừng vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng xấu đến những thầy thuốc chân chính, mong họ làm việc bằng cái tâm để thuốc cổ truyền có thể mang lại hiệu quả nhiều hơn nữa cho nhân dân.
Trước hết, tôi thấy việc bảo tồn tri thức chữa bệnh của 54 dân tộc Việt Nam là rất cần thiết, qua đó phát huy những bài thuốc hay cây thuốc quý phục vụ cho nhân dân, đồng thời tôn vinh giá trị Y học cổ truyền của dân tộc.
Thứ hai, Nhà nước ta cần có thêm các chính sách khuyến khích phát triển vùng dược liệu để đảm bảo nhu cầu sản xuất trong nước, không phải nhập từ nước ngoài như hiện nay và để bảo tồn những loài cây thuốc quý.
Và nếu muốn phát triển nền y học nước nhà, vươn tầm ra thế giới cần dựa vào thế mạnh là nam y và nam dược, nên có một bộ luật riêng hoàn chỉnh dành cho các lương y hành nghề nam y nam dược, nên tạo điều kiện cấp phép cho các thầy thuốc nam y và các bài thuốc gia truyền quốc truyền một cách hợp lý để chữa bệnh cho mọi người và lưu truyền cho đời sau những bài thuốc quý, chứ không nên quá áp đặt các luật pháp của nước ngoài vào Việt Nam, nên có các công ty vào cuộc, phối hợp cùng các thầy thuốc Nam Y để nghiên cứu và phát triển các bài thuốc gia truyền, quốc truyền, những công ty ấy sẽ chịu tránh nhiệm về tính khoa học, tính pháp lý và khả năng chữa bệnh của bài thuốc, cũng như đảm bảo cho những người cống hiến những bài thuốc quý có được thu nhập ổn định và lâu dài. Nhà nước, cần cùng giới nghiên cứu y học và các nhà lập pháp nên cùng tư duy, suy nghĩ, đưa ra được một bộ luật - tạm gọi là Luật Y – Dược Cổ truyền một cách khoa học, thống nhất giúp cho những thầy thuốc tâm huyết nghiên cứu về y học dân tộc và bản sắc văn hóa chữa bệnh bằng nam y và nam dược có cơ hội phát triển hơn nữa, cũng mong bộ luật sẽ được Quốc hội thông qua để đảm bảo tính thống nhất.
Tin liên quan
Clip: Chú chim thông minh biết nhặt đá bỏ vào chai nước để nước dâng cao lên để nó có thể uống
Tin cùng chuyên mục

Bài thuốc Đông y phòng ngừa và trị chứng đau đầu hiệu quả

'Tán' sỏi mật đơn giản bằng 5 vị thuốc Nam dễ kiếm

4 cách sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả ngay lần đầu

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ theo kinh nghiệm dân gian

Người có bài thuốc gia truyền chữa trị hiệu quả các bệnh về gan, phổi, dạ dày

Bài thuốc từ lá hẹ giúp quý ông thoát cảnh 'chưa đi chợ đã hết tiền'
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Trấn Thành: Cả cuộc đời, lần nào ba khóc cũng là vì tôi, khóc khi tôi ra đời, khóc khi tôi...mất dạy
Ngôi sao - 3 ngày trước'Ba em khác em nhiều, đặc biệt là khoản Khóc. Em thì thường trực, ba thì không bao giờ! Nhưng lần nào ổng khóc...cùng vì em!', Trấn Thành nghẹn ngào. -
Trải lòng về con người thật của NSND Trần Hạnh qua lời kể của đạo diễn Quốc Trọng
Ngôi sao - 3 ngày trướcVừa qua đạo diễn Quốc Trọng phim 'Ngõ lỗ thủng' đã tiết lộ về con người thật của NSND Trần Hạnh với nhiều điều giản dị đến khó ngờ -
Hồ Ngọc Hà 'bơ đẹp' Lệ Quyên tại họp báo phim Trấn Thành: Hai người xa lạ từng biết hết về nhau
Ngôi sao - 3 ngày trướcTừng là chị em thân thiết nhưng không hiểu lý do gì mà Hồ Ngọc Hà và Lệ Quyên ‘trở mặt’ đầy gay gắt. Lâu lắm người ta mới thấy Hà và Quyên xuất hiện chung 1 khung hình nhưng điều đặc biệt, họ hoàn toàn ‘bơ’ nhau. -
NS Hoài Linh tiết lộ lý do không còn giả gái, sẽ ‘đại trùng tu nhan sắc' trong tương lai?
Ngôi sao - 3 ngày trướcNhiều đồng nghiệp cũng khuyên nghệ sĩ Hoài Linh nên đi căng da mặt, chăm sóc da nhiều hơn và nam danh hài cũng từng nghĩ đến chuyện thẩm mỹ. -
Top 3 Miss World – Vietnam 2019: Nhan sắc đỉnh cao, người lấn sân ca hát, người yên bề gia thất
Ngôi sao - 3 ngày trướcNhằm khởi động cho Miss World – Vietnam 2021, bộ ba Lương Thùy Linh, Kiều Loan và Tường San đã tái hợp, cùng cho ra mắt một bộ ảnh mới.
-
Hồng Vân, Lê Khanh bật khóc vì nỗi nhớ NSND Hoàng Dũng ùa về
Phim - 4 ngày trướcNhững hình ảnh cuối cùng trên màn ảnh rộng của cố NSND Hoàng Dũng khiến dàn diễn viên không cầm được nước mắt. -
Xót xa dòng trạng thái của con trai NSND Hoàng Dũng sau khi xem những thước phim cuối cùng của bố
Phim - 4 ngày trướcGiữa đêm, con trai thứ hai của NSND Hoàng Dũng bất ngờ đăng tải trạng thái. Ai đọc cũng phải xót xa. -
'Người hùng' mắt ngấn lệ kể về sự thay đổi 180 độ: Ảnh mới ảnh cũ đều bị bới, rất nhiều người gọi
Đời sống - 4 ngày trướcNổi tiếng chỉ sau 1 đêm, cuộc sống vốn bình yên của gia đình anh Nguyễn Ngọc Mạnh bỗng chốc đảo lộn hoàn toàn. -
Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh qua đời - Vĩnh biệt người đàn ông khắc khổ của màn ảnh Việt
Phim - 4 ngày trướcNghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh vừa qua đời vào ngày 4/3 -
Xót xa hình ảnh ca sĩ Phương Loan gửi nụ hôn gió dành cho cố nghệ sĩ Chí Tài tại nghĩa trang
Ngôi sao - 6 ngày trướcMới đây, ca sĩ Phương Loan đã gây xúc động khi chia sẻ khoảnh khắc gửi gắm nụ hôn dành cho cố nghệ sĩ Chí Tài tại nghĩa trang. -
Minh Nhí xót xa chia sẻ chuyện tâm linh khi mua nhà: Mua căn đầu thì ba mất, mua căn thứ 2 má mất
Ngôi sao - 6 ngày trướcVốn là người không tin vào chuyện tâm linh nhưng việc 2 lần đối mặt với nỗi đau mất người thân khiến Minh Nhí phải rùng mình, ám ảnh mãi không quên. -
Nổi tiếng chỉ sau 1 đêm, ‘người hùng’ Nguyễn Ngọc Mạnh bị kẻ gian đánh cắp tài khoản facebook
Đời sống - 6 ngày trướcVợ anh Mạnh đã phải đăng tải một dòng trạng thái thông báo rằng facebook của chồng đã bị lấy mất, mong mọi người cảnh giác.