Những thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn
Trước hết, bệnh nhân ung thư dạ dày cần phải thay đổi thói quen ăn uống của mình. Đối với họ, sự tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn nhiều, luôn mang cảm giác không ngon miệng. Cộng thêm cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi đầy bụng và khó tiêu. Có lúc người bệnh còn buồn nôn và đau đớn khi khối u tác động vào bề mặt. Vì thế, những người này rất sợ ăn.
Để chăm sóc cho bệnh nhân ung thư dạ dày, trong quá trình chế biến, người nhà nên cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo sạch, không ảnh hưởng các hó chất, thuốc trừ sâu; Tham khảo ý kiến bác sĩ, làm bảng khẩu phần ăn uống cho người bệnh, tránh trùng các món ăn trong ngày và trong một tuần. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày được duy trì đúng sẽ phần nào giảm bớt được khả năng khối u phát triển và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Những người mới phẫu thuật ung thư dạ dày cần một lượng vitamin và khoáng chất đủ lớn để chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và tăng khả năng làm lành vết thương. Nếu có thể ăn uống qua đường miệng được hãy bổ sung bằng cách nấu các món canh hoặc các món súp xay nhuyễn rau và các loại củ quả. Để bệnh nhân ung thư dạ dày dễ hấp thu, chúng ta cần chia nhỏ bữa ăn thành 6-7 bữa/ngày, các món ăn nên được nấu mềm, chín nhừ như cháo, súp, các món hầm,.. và phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như:
Thực phẩm giàu protein
Vitamin D còn được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng; Bổ sung Sắt cho người bệnh ung thư dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra sắt trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,..) dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô; Tăng cường chất béo cho người bệnh bằng cách thêm bơ và đồ ăn hoặc ăn bánh puding với kem.
Thực phẩm có chất xơ thấp, chất xơ hòa tan
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Đây là dòng thực phẩm ít chất xơ, thuận lợi cho sự co bóp và hệ tiêu hóa của người bệnh. Có thể đến các thực phẩm đó là: gạo trắng, bánh mỳ, lúa trắng: các loại rau củ như khoai lang, bí đỏ, bí xanh,... Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, gây hại cho cơ thể. Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.
Các loại hoa quả

Giai đoạn này, hoa quả là nguồn thực phẩm tốt nhất cần được bổ sung vào thực đơn. Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể ăn các loại quả như bơ, chuối, táo , đu đủ. Các loại trái này chứa các vitamin A, C, D,... quan trọng cho người bệnh.
Ngoài ra, gừng, tỏi, nghệ và đặc biệt là nghệ vàng với hoạt chất chinh là Curcumin, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc do khả năng chữa bệnh tốt. Chất Curcumin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày kiêng gì?
Các loại thực phẩm chứa chất kích thích
Các chất kích thích thường có trong rượu, bia, café, thuốc lá... đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư dạ dày. Do đó, những người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.Rượu có thể góp phần gia tăng tình trạng mất nước, làm suy giảm hệ miễn dịch, và cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Người bị ung thư dạ dày cũng nên tránh sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine. Bởi sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine có thể dẫn đến tình trạng mất nước.h mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày.
Kiêng kỵ thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men là một trong những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng, nhất là các loại thực phẩm lên men như: dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm... Tuy nhiên các loại thực phẩm này đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với những người đang bị ung thư, các loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Do đó, những người bị ung thư càng không nên ăn các loại thực phẩm này. Ví dụ như cam, bưởi, dâu tây,...

Các chất xơ khó hòa tan
Các chất xơ hào tan gồm các loại hạt nguyên vỏ, bắp nguyên hạt,... Khi ăn nhiều các thực phẩm, đồ ăn, hoa quả chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa; dạ dày sẽ phải hoạt động dạ dày phải hoạt động, co bóp nhiều mới bẻ gẫy đc các liên kết trong đó, tiêu hóa đc những chất này. Trong khi đó bị ung thư thì chức năng dạ dày cũng bị ảnh hưởng, nên ko nên bắt dạ dày hoạt động nhiều hơn, để giảm gánh nặng.
Thực phẩm chứa nhiều đường, độ ngọt cao

Rau cải, giá đỗ, cần tây, măng tây, súp lơ là những thực phẩm chứa đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ. Không ăn những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Đồng thời tránh ăn đồ nướng. Các món nướng ở nhiệt độ cao sẽ gây ra một số chất làm hại dạ dày.