Riêng huyện Định Quán có 4 xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng là Phú Yên, Phú Tân, Thanh Sơn và Ngọc Định. Trong đó xã Thanh Sơn chịu thiệt hại nặng nề nhất. Địa phương phải huy động hàng chục công an, dân quân tự vệ đến hỗ trợ người dân neo giữ bè cá, thu gom cá chết lên bờ.
Theo Công an xã Thanh Sơn, địa phương có 14 bè cá của người dân trên sông bị lũ cuốn trôi; 224 dèo nuôi cá bị ảnh hưởng, khiến 3.600 tấn cá chết và thoát ra ngoài tự nhiên; 4.300 bao cám hỏng và trôi sông. Thiệt hại ước tính lên đến 140 tỷ đồng.

Tại xã Tân Phú, có gần 600 tấn cá chết; 58 dèo nuôi cá của 14 hộ dân bị trôi; lật 1 phà chở cám… Ước tính thiệt hại lên đến 55 tỷ đồng. Xã Ngọc định 250 dèo cá bị ảnh hưởng làm 533 tấn cá bị chết và thoát ra ngoài tự nhiên, trôi 150 bao cám. Ước thiệt hại trên 22 tỷ đồng.
Người dân địa phương cho biết, hiện giá cá chỉ dao động từ 40 đến 55 nghìn đồng/kg. Thậm chí cá ngộp và chết chỉ bán được khoảng 10 nghìn đồng/kg, cao nhất cũng chỉ lên đến 15.00 đồng.
Ngoài ra, mưa lũ kéo dài khiến cho nhiều căn nhà tại Đồng Nai bị hư hại nặng nề. Người dân phải sửa sang rất nhiều thì mới ở được. Cá chết, nhà bị hư hỏng khiến cuộc sống người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Để hạn chế hậu quả mưa lũ, cơ quan này đã phải di dời 869 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nước lux gây ngập 1.590 ha đất nông nghiệp; làm một người mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy; trên 116.000 con gà bị chết; lũ cuốn trôi hàng chục bè cá, hàng trăm dèo cá của người dân nuôi trên sông cùng nhiều tài sản khác.
Đến tối 10/8, nước lũ tại huyện Tân Phú và Định Quán đã rút, người dân đã trở về nhà. Chính quyền địa phương đang tích cực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ.