Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân ung thư gan

Bản thân người bệnh ung thư gan thường không hứng thú với việc ăn uống bởi tâm lý chán nản và mệt mỏi từ các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, để chống lại căn bệnh, người bệnh cần ăn uống đầy đủ để duy trì cân nặng và sức đề kháng.
Giảm ăn các loại thực phẩm thô
Chọn lựa thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu
Những loại thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu sẽ có lợi cho việc phục hồi chức năng của gan. Vì vậy gợi ý đầu tiên là người bệnh nên sử dụng một chế độ ăn uống đơn giản như thực phẩm chay, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm giàu protein cũng nên sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh tạo áp lực cho gan. Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ quả như cà rốt, bắp cải, súp lơ, cà chua, dưa chuột.
Người bệnh cũng có thể thường xuyên ăn nấm hương, mộc nhĩ, đậu phụ, đậu nành, lạc, quả óc chó, hạt vừng. Ngoài ra, mỗi ngày người bệnh nên ăn các loại trái cây tươi như đào, táo, dưa hấu hay kiwi. Thức ăn chính của bệnh nhân ung thư gan là gạo, cộng với một số loại ngũ cốc khác như ngô, kê, đậu đỏ, đậu xanh. Đồng thời, người bệnh có thể ăn nhiều các loại thực phẩm chứa lượng lớn vitamin A và vitamin C. Tác dụng chống ung thư của vitamin A và vitamin C từ lâu đã được chứng minh.
Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan
Mặc dù nguyên nhân và các yếu tố gây ra ung thư gan đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng vẫn có những bằng chứng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, từ đó tăng sức đề kháng và bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để người bệnh có đủ sức khỏe chống chọi với căn bệnh. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh ung thư gan.

Vịt hầm gạo lúa mạch: Đây là một món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho bệnh nhân ung thư gan sức khỏe suy nhược, thiếu hụt năng lượng. Nguyên liệu: Một con vịt mềm (khoảng 1.5kg), gạo lúa mạch 250g, hạt tiêu bột , muối ăn, bột ngọt. Cách chế biến: Vịt rửa sạch cho vào nồi hầm nhỏ lửa khoảng 1,5 tiếng. Nếu cho vào nồi áp suất nấu thì nhanh hơn. Sau đó, bạn bỏ gạo lúa mạch vào nấu đến khi nhừ gạo, nêm gia vị vừa ăn. Như thế là đã có một món ăn bổ dưỡng cho người bị ung thư gan.
Cháo hạt ý dĩ, nấm: Nguyên liệu: gạo tẻ 250g, hạt ý dĩ tươi 50g, nấm hương 50g, đậu phụ chiên 3 miếng, nửa bát con đậu xanh, dầu ăn, muối. Cách chế biến: Gạo và ý dĩ rửa sạch để sang 1 bên; ngâm nấm hương vào nước ấm, lọc phần nước vừa ngâm nấm để sử dụng; nấm hương đã ngâm và đậu phụ chiến cắt nhỏ; cho gạo, ý dĩ, nấm hương và đậu phụ cắt nhỏ, nước ngâm nấm đã lọc vào nồi trộn đều, thêm dầu ăn và muối vào cho vừa miệng, rắc đậu xanh lên phía trên sau đó cho lên bếp ninh, đến khi cháo chín có thể bỏ ra dùng. Công dụng: thích hợp cho những bệnh nhân ung thư gan ho nhiều, thể chất suy nhược.
Chè bí đỏ: Bí đỏ có chưa beta carotene, vốn được biết đến là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, một chất khác có trong quả bí đỏ là alpha-carotene cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình phát triển ung thư gan. Thay vì nấu chè thì bạn cũng có thể sử dụng bí đỏ để luộc, hấp hoặc nấu canh.
Gan gà hầm ngô: Gan gà 1 bộ, thỏ ty tử 15g, thanh bì 12g, ngô 100g, gia vị vừa đủ. Đựng thỏ ty tử và thanh bì trong túi vải cho vào nồi hầm cùng gan gà và ngô cho thật chín rồi chế thêm gia vị, bỏ bã thuốc, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Món này dùng thích hợp cho người bị ung thư gan thể can uất tỳ hư với biểu hiện: Đau hạ sườn phải, ngực sườn đầy tức, miệng nhạt hoặc đắng, ăn kém chậm tiêu, có thể có cảm giác buồn nôn, đại tiện nhão hoặc lỏng, người rất mệt, hình thể hao gầy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế.
Gan lợn hầm phật thủ: Gan lợn 150g, phật thủ bì 10g, hợp hoan hoa 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Sắc phật thủ và hợp hoan bì với nước trong 20 phút, lấy nước bỏ bã; gan lợn thái miếng ướp với gừng và các gia vị khác, sau đó đem hầm với nước thuốc trong ít phút là được; ăn gan lợn, uống nước canh, chia hai lần trong ngày. Món này dùng thích hợp cho người bị ung thư gan thể can uất tỳ hư.
Cá chạnh hầm: Đông y cho rằng cá chạch có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, thanh nhiệt. Nó được dùng chữa nhiều bệnh, nhất là các bệnh về gan mật. Nhớt của chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh. Chạch 500 g, thịt lợn nạc 160 g, nhau thai một cái, đông trùng hạ thảo 40 g, trần bì 10 g, ít nước. Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu rửa sạch cho dầu vào rán vàng rồi vớt ra. Các thứ còn lại đều rửa sạch, đun nước sôi rồi bỏ vào. Đun sôi lại, hầm vài tiếng, nêm muối. Món này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ can thận, ích âm, lợi khí; thích hợp với người bị ung thư gan, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức, ăn kém, ngại nói, đau lưng, mỏi gối…
Bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư gan thì chức năng gan hầu như là không thể nào tự hồi phục được, đây cũng là một căn bệnh rất khó điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra cho sức khỏe cũng như làm giảm bớt những đau đớn cho bệnh nhân thì việc điều trị bệnh ung thư gan là rất cần thiết. Bên cạnh quá trình điều trị bệnh ung thư gan thì người bệnh cũng cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.