Ứng phó với mẹ chồng chưa đủ, không ít nàng dâu phải đau đầu tìm cách hòa hợp với các “bà cô” bên chồng. Nhiều cặp vợ chồng trẻ đã rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” vì bế tắc trước những chiêu trò tai quái của em chồng.
Trước khi về nhà chồng, chị Mai đã được nhiều người cảnh báo “giặc bên Ngô” là người rất ghê gớm, nhưng chị ầm ừ cho qua. Chị Mai nghĩ, mình cứ làm đúng, sống đúng với mọi người thì lo gì mọi người không yêu quý mình. Nhưng sự chủ quan của chị Mai lập tức bị “trả giá” ngay sau khi đặt chân vào nhà chồng. Thu – em chồng của chị Mai kém chị 3 tuổi, là cô gái rất xinh đẹp, sắc sảo. Từ bé đến lớn, Thu hầu như không phải động tay động chân vào việc nhà mà chỉ có nhiệm vụ học sao cho giỏi, ăn sao cho ngon. Chính vì thế, dù kém tuổi chị dâu nhưng Thu đã có bằng Thạc sĩ.

Thế nhưng, cô em chồng tai quái liên tục “thêm mắm thêm muối” đi kể xấu chị Mai với mọi người trong xóm, đến nỗi, chị đi đến đâu mọi người cũng xì xào bàn tán, nào là “chỉ biết ăn”, nào là “sướng thế mà không biết điều”, thậm chí có người còn cạnh khóe “chỉ con nhà thiếu giáo dục mới thế” khiến chị Mai ức phát khóc.
Trước đó, cô em chồng còn lấy váy, quần áo mặc như thường. Rồi cũng chẳng giặt giũ gì, cứ thế vứt cả đống đấy, khiến chị Mai bực tức. Có những bộ váy chị Mai mặc đi dự tiệc, cô ấy cũng mang ra mặc như của mình rồi không chịu giặt treo lên. Vòng tay, giày dép cô ấy cũng đi suốt. Rồi lại nói thích, muốn xin tôi. Có khi thấy tôi hỏi thì bảo là mượn.
Không chỉ có thế, Thu em chồng cô không những tai quái mà còn lười làm. Chị Mai kể: “Vừa vào đến nhà tôi ngỡ ngàng vì những gì hiện ra trước mắt, nhà bếp như một bãi chiến trường. Em chồng tôi dắt bạn về nhà làm cơm cuộn và nấu nướng gì đó. Nhưng rồi khi làm xong thì không hề dọn dẹp. Cơm rơi vãi đầy trên bàn và cả trên sàn nhà. Lá rong biển, vỏ trái cây, vỏ trứng, thức ăn nấu hỏng nằm la liệt khắp nơi. Quá mệt mỏi nên tôi cũng không thèm dọn dẹp.
Sau đó chị Mai đã bị mẹ chồng mắng té tát vì làm bừa bẩn ra nhà lại còn vu khống cho con gái bà, vừa tức vừa hận nhưng chị vẫn phải xuống dọn dẹp nhà bếp mà nước mắt tuôn rơi trong sự đắc chí của cô em chồng.
Sau lần đó, chị Mai với quyết tâm lấy lại sự công bằng để có cuộc sống yên ổn, chị lên kế hoạch “phản pháo” lại em chồng. Chị âm thầm lên kế hoạch ghi lại tất cả những cuộc đối đầu, cãi vã giữa chị và cô em chồng, sau đó chị xin phép bố mẹ chồng mở giúp chị một cuộc họp gia đình để tiến hành phân xử mâu thuẫn giữa chị và em chồng.
Khi mọi người đã có mặt đông đủ, chị đưa tất cả những chứng cứ ghi lại lời lẽ thiếu văn hóa của cô em chồng trong những tình huống ứng xử với chị để cả nhà được mắt thấy, tai nghe. Sau đó, chị xin phép bố mẹ được một lần nói chuyện thẳng thắn, hết nhẽ với cô em chồng.
Chị nói với cô em chồng : “Cô không thể ở với gia đình đến hết đời, rồi cô cũng phải lấy chồng, cô hãy đặt địa vị vào chị để hiểu cảm giác của một người chị dâu bị em chồng “hành” là như thế nào. Nếu cô mong muốn sau này được gia đình chồng đối đãi tốt với mình thì cô cũng nên nhìn lại cách ứng xử của mình với chị.

Chị tuyên bố trước cả gia đình, từ giờ chị sẽ không nhún nhường cô mãi. Nếu cô thấy chị làm dở, làm chưa được, chị sẽ nhường hết cho cô làm. Việc của chị về làm dâu là tôn trọng, chăm sóc gia đình chồng chứ không phải là chiều lòng cô và đi làm vừa lòng hàng xóm…”.
“Đối sách” của chị Mai đã khiến cô em chồng "chột dạ". Chị chồng, em dâu cũng giận nhau mất mấy ngày. Nhưng ngấm ngầm quan sát, chị Mai thấy cô em chồng dần có sự thay đổi. Cô ít chanh chua, ngấm nguýt chị dâu hơn và không còn sờ vào đồ của chị dâu nữa, thay bằng việc ngồi soi mói chị dâu, cô em chồng đã chăm vào bếp và chịu khó làm việc nhà hơn.
Và rồi chị Mai lại tiếp tục lên kế hoạch “lấy lòng” em chồng bằng những buổi xem phim, mua sắm, dã ngoại. Lâu dần, chị Mai thấy mối quan hệ của chị và em chồng bắt đầu dễ thở và ngày càng gắn kết.
Mối quan hệ giữa chị dâu – em chồng đã khiến không ít cô dâu mới khốn khổ bởi đủ thứ mà em chồng bày ra để làm khó. Nếu không khéo léo rất dễ xảy ra những mâu thuẫn, xích mích ảnh hưởng đến hòa khí chung của gia đình.
Nhiều cặp đôi đã phải dẫn nhau ra tòa li dị chỉ vì người vợ không thể chịu nổi sự “tác oai tác quái” của các bà cô bên chồng. Nhiều chị bức xúc với chị chồng, em chồng nhưng vì nể bố mẹ, thương chồng nên không muốn xảy ra đôi co, cãi vã mà nín nhịn. Nhưng họ đã chịu đựng đến mức trở nên trầm cảm, nhẹ thì cũng stress, có nhà cũng không muốn về nhà vì muốn… tránh mặt “giặc bên Ngô”.