Mới đây, bức thư của em học sinh lớp 5 trường Marie Curie (Hà Nội), Nguyễn Nguyệt Linh được gửi tới hơn 40 trường học ở Hà Nội để kêu gọi các trường ngừng thả bóng bay trong lễ khai giảng.

Bức thư Nguyệt Linh gửi tới các trường học trên Hà Nội với nội dung:
Lá thư với nội dung ngắn gọn, súc tích, những câu từ vẫn còn nét ngây thơ của 1 cô bé Hà Nội nhưng lại gửi gắm nhiều thông điệp về một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm.
Nhận được bức thư của học trò, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie vô cùng bất ngờ và xúc động. Theo thầy Khang, nếu trường không nhận được bức thư này thì có lẽ Marie Curie vẫn sẽ tổ chức lễ khai giảng truyền thống theo cách thả nhiều bóng bay lên trời như bao trường học khác.


Chị Nguyệt, giảng viên của một trường đại học, mẹ của Linh cũng không khỏi bất ngờ trước ý tưởng sáng tạo của con gái. “Trong số 40 trường mà Linh đã gửi thư, có một số trường hồi âm sẽ hạn chế bóng bay; ngoài trường Marie Curie, Trường Việt Úc cũng sẽ không thả bóng bay trong dịp khai giảng”, chị Nguyệt chia sẻ.
Nguyệt Linh từ thuở nhỏ đã thường xuyên được bố mẹ cho đi tham gia các hoạt động ngoài trời, các hoạt động bổ ích cho xã hội. Thấy con tích cực tìm hiểu về những vấn đề ‘nóng’ trong cuộc sống khiến chị Nguyệt rất vui.
Theo như chị Nguyệt cho biết, sau khi Linh theo dõi hành trình xuyên Việt chụp 3.000 bức ảnh về rác của nhiếp ảnh gia Lekima Hùng, Nguyệt Linh đã nhận ra phần nào tác hại khôn lường của những chiếc túi nylon hay cốc nhựa, ống hút dùng một lần. Bóng bay cũng được coi là loại rác thải nhựa, nếu bay lên trời, những chú chim sẽ bị ảnh hưởng, còn nếu đáp xuống biển, sinh vật biển cũng có nguy cơ tử vong cao nếu nuốt phải.

Gần đây, nghe con gái trăn trở vì sắp đến khai giảng và các trường sẽ lại thả bóng bay; vì vậy, chị đã gợi ý cho con hãy thử làm một điều gì đó để các trường biết đến ý tưởng của con, từ đó sẽ không sử dụng bóng bay nữa.
“Đầu tiên mình gợi ý con nên viết thư tay. Nhưng cả hai mẹ con sau khi suy nghĩ đã nhận ra rằng, việc viết thư tay cũng không hiệu quả vì phải tìm địa chỉ của từng trường để gửi đi. Hơn nữa làm như thế cũng gây lãng phí về giấy.
Chị Nguyệt cho rằng, chị cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về cô con gái của mình. Sẽ rất dễ để mọi người có suy nghĩ bảo vệ môi trường nhưng không phải ai cũng có thể phát triển nó thành một hành động thực tế.
“Suy nghĩ của con rất hồn nhiên và con không ngần ngại thể hiện chúng ra hành động. Bố mẹ chỉ biết động viên: “Con nghĩ ra điều gì thì con cứ làm”. Với mình, điều quan trọng nhất là con được sống hạnh phúc”.
Chị Nguyệt cũng mong muốn, khi con biết quan tâm đến những vấn đề lớn thì sẽ không còn để ý đến những việc quá vụn vặt trong cuộc sống nữa. Nhờ vậy, con sẽ có những niềm đam mê lớn hơn, có ích hơn cho cuộc sống tươi đẹp này.
Xem thêm: Tâm thư học sinh lớp 5 gửi 40 trường học trước lễ khai giảng khiến người lớn.. chột dạ
Hồng Nhung (t/h)