Cảnh báo về loại giun ký sinh nguy hiểm: Chỉ một con có thể tàn phá não bộ của một người

Một nghiên cứu mới khẳng định: Loài giun ký sinh này có thể tàn phá não bộ của một người, có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng.

Các nhà khoa học cho biết: Loại giun ký sinh này có thể 'lây nhiễm' qua đường ăn uống khiến nhiều người ở Hawaii khốn đốn. Một trong số những người này có thể đang 'nhặt nhạnh' ký sinh trùng giun phổi chuột sau khi ăn. Sinh vật xâm lấn đó có thể là một phần loài sên, hay loài ốc sên.
 

Loại ký sinh trùng ngày càng phổ biến

 
Các quan chức y tế tại bang Aloha đã dành nhiều sự quan tâm để tìm ra nguyên nhân tại sao loại ký sinh trùng gây nhiễm trùng não này lại phổ biến đến vậy, cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng ở người là do đâu.
 
Bằng cách nhìn lại các báo cáo bắt đầu vào năm 2007 - khi các nhân viên y tế bắt đầu theo dõi căn bệnh này ở Hawaii - cho đến năm 2017, họ đã phát hiện 82 trường hợp nhiễm bệnh(2 trong số đó gây tử vong). Những trường hợp này bao gồm cả khách du lịch và người dân sinh sống tại đây.
 
Nghiên cứu mới cảnh báo về loại giun ký sinh nguy hiểm: Một con có thể tàn phá não bộ của một người
Loại ký sinh trùng này hay 'trú ẩn' trong ốc sên. 

Các nhà nghiên cứu bao gồm David Johnston - một nhà dịch tễ học trong bộ phận kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế bang Hawaii - nghi ngờ rằng, có thể mọi người đã đánh giá quá thấp về số người thực sự mắc bệnh so nhiễm ký sinh trùng. Nguyên nhân bởi, một số người nhiễm bệnh nhưng còn nhẹ, hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Do đó, những người này không tìm đến các trung tâm y tế để chăm sóc.
 
Thực tế, kể từ khi nghiên cứu kết thúc, nhiều tin tức cho biết: Năm 2018, đã có tới 10 trường hợp như vậy được báo cáo ở Hawaii, thêm 5 trường hợp mới trong năm nay.
 
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khẳng định: Mặc dù hầu hết những người bị nhiễm ký sinh trùng phục hồi mà không cần điều trị, thế nhưng một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phát triển các vấn đề về thần kinh hoặc thậm chí tử vong. Người mắc bệnh cũng không thể truyền bệnh cho người khác.
 
Gần 80% trường hợp báo cáo cần phải nhập viện. Căn bệnh này đã tấn công nhiều địa điểm ở Hawaii như Đảo Lớn, Maui, Kauai và Oahu.
 

Sên, ốc sên và những động vật giống ốc tự nhiên

 
Các trường hợp mắc bệnh giun phổi chuột chủ yếu thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Thái Lan và Đài Loan, với một số trường hợp xuất hiện ở Úc, Châu Phi và Caribê. Rất ít trường hợp đã xuất hiện ở lục địa Hoa Kỳ.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh nhiễm trùng này lần đầu tiên xuất hiện ở Hawaii vào khoảng năm 1959.
 
Nghiên cứu mới cảnh báo về loại giun ký sinh nguy hiểm: Một con có thể tàn phá não bộ của một người
Ốc sên khi ăn phân chuột có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho phép ký sinh trùng phát triển.
 
Nhưng kể từ năm 2007, các chuyên gia y tế đã báo cáo các trường hợp nhiễm trùng tới Bộ Y tế của tiểu bang để theo dõi sự lây lan của bệnh, khiến cho nghiên cứu mới này trở thành nghiên cứu lớn nhất cho đến nay.
 
Mọi người mắc bệnh do giun phổi chuột khi tiếp xúc với một loại giun ký sinh có tên Angiostrongylus cantonensis. Loài giun này có một phần vòng đời bên trong sên và ốc sên. Do đó, sên và ốc trên trở thành vật mang ký sinh trùng khi chúng 'nhặt' ấu trùng giun sau khi ăn phân chuột bị nhiễm bệnh.
 
Các nhà nghiên cứu phát hiện, người dân ở Hawaii có thể mắc bệnh khi họ uống nhầm hoặc vô tình ăn những con sên hoặc ốc bị nhiễm bệnh trên các loại trái cây hay rau sống.
Một số con sên và ốc sên nhỏ đến mức hầu như không thể phát hiện. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra và rửa sản phẩm thô cẩn thận trước khi ăn vô cùng quan trọng.
 
Nghiên cứu mới cũng tiết lộ, một số người trưởng thành có thể bị bệnh khi nuốt phải một con sên, ăn một con ốc sống (hoặc chưa nấu chín) hay uống một loại đồ uống bị ô nhiễm (sên bị nhiễm bệnh có thể bò vào vòi trong vườn hoặc bể chứa nước). Một vài trường hợp trẻ nhỏ nhiễm bệnh khi chúng vô tình đưa các sinh vật vào miệng.
 
Thế nhưng, đối với nhiều trường hợp trong nghiên cứu, thật khó để xác định phơi nhiễm cụ thể chịu trách nhiệm cho việc lây nhiễm giun phổi chuột - Johnston chia sẻ trên Live Science
 
Nghiên cứu mới cảnh báo về loại giun ký sinh nguy hiểm: Một con có thể tàn phá não bộ của một người
Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ra loại bệnh được biết tới do angiostrongyliasis.
 
Ông cũng giải thích, có một số nguồn lây nhiễm tiềm tàng ở Hawaii, như sên Cuba, ốc sên châu Phi khổng lồ và ốc sên, đều là những loài mang ký sinh trùng và có nguy cơ lây nhiễm cho con người.
 
Ngoài ra, những động vật giống ốc tự nhiên có kích thước rất nhỏ, dễ dàng chui vào đủ ngóc ngách trong nhà cũng được phát hiện mang theo số lượng lớn ký sinh trùng.
 
Một khi bị nhiễm bệnh, triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 9 tuổi là sốt, nôn mửa và khó chịu; trẻ lớn hơn và người lớn thường đau đầu, đau cơ hoặc khớp, cảm giác ngứa ran ở da và cứng cổ.
 
Đôi khi nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một dạng viêm màng não hiếm gặp (viêm màng não bạch cầu ái toan), làm tăng mức độ của các tế bào bạch cầu trong chất lỏng xung quanh não và tủy sống.
 
Nghiên cứu đã được công bố trực tuyến ngày 8/7 trên Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ.
 
Loài đặc hữu ở Hawaii
 
Heather Stockdale Walden - trợ lý giáo sư về ký sinh trùng tại Đại học Florida đã từng chia sẻ trên CNN trước đây: "Bệnh giun phổi chuột "đã lưu hành ở Hawaii trong ít nhất 50 năm".
 
Ký sinh trùng hoàn toàn có thể trưởng thành ở chuột. Ốc sên khi ăn phân chuột có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho phép ký sinh trùng phát triển đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm trùng, mặc dù không bao giờ trưởng thành hoàn toàn (và do đó nó không bao giờ có khả năng sinh sản).
 
Ốc sên khi ăn phân chuột có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho phép ký sinh trùng phát triển. 
 
Khi ký sinh trùng xâm nhập vào người, nó có thể 'bị lạc' và trong một số trường hợp sẽ di chuyển lên não".
 
Trong những trường hợp như vậy, nó sẽ gây ra viêm màng não, tổn thương tủy. Ký sinh trùng có thể di chuyển đến mắt và gây nguy hiểm. Trường hợp nặng cần được phẫu thuật cắt bỏ, còn bệnh nhân nhẹ và đơn giản nên để tự khỏi.
 
Lúc đầu, nhiều người nghĩ rằng bệnh giun phổi chuột không truyền nhiễm, nhưng thực tế có vẻ không được như vậy. 
 
Được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1935, bệnh giun phổi chuột đã lan sang Châu Á, Úc, Châu Mỹ (bao gồm Brazil, các đảo Caribbean và Hoa Kỳ) và các đảo Thái Bình Dương. Hơn 2.800 trường hợp nhiễm trùng ở người đã được báo cáo ở 30 quốc gia.
 
Bất cứ ai lo lắng bản thân bị nhiễm bệnh nên tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.


[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/10/Người phụ nữ bị nhiễm giun lươn vì thường xuyên trồng hoa - VTC14_10072019224033.mp4[/presscloud]
Người phụ nữ bị nhiễm giun lươn vì thường xuyên trồng hoa. Nguồn: VTC14
 
Xem thêm: Bệnh giun phổi chuột: Xác nhận thêm 3 trường hợp du khách mắc phải ở Hawaii
 
Thùy Nguyễn (Theo livescience)

Link nội dung: https://tuoitrexahoi.vn/nghien-cuu-moi-canh-bao-ve-loai-giun-ky-sinh-nguy-hiem-mot-con-co-the-tan-pha-nao-bo-cua-mot-nguoi-a127830.html