Làng nghề đồ chơi truyền thống tất bật mùa Trung thu

Cuối tháng 7 âm lịch, tại làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), nhiều hộ gia đình đang tất bật sản xuất hàng loạt trống, mặt nạ giấy bồi, đầu lân... để kịp cung cấp cho thị trường Tết Trung thu.

lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
 Cách Hà Nội khoảng 30 km, làng Ông Hảo hay còn gọi là làng Hảo, nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, một ngôi làng làm nghề đồ chơi Trung Thu truyền thống đang tất bật vào mùa. 
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Đi đến cổng làng dễ dàng bắt gặp cảnh người dân ngồi ngay đầu ngõ dán mặt nạ giấy bồi, tô sơn, làm trống.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Vài năm trở lại đây, đồ chơi truyền thống dần nhận được sự quan tâm trở lại của người dân, nên các cơ sở sản xuất trong làng luôn bận rộn mỗi dịp Trung thu đến. 
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Được biết, mặt hàng sản xuất chủ yếu ở đây là mặt nạ giấy bồi hình động vật, sư tử, lân, chó mèo, lợn…. trống và đầu lân. Tất cả các sản phẩm trên đều được làm thủ công.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Ban đầu, mặt nạ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn xi măng đúc sẵn, sử dụng hồ bột sắn để kết dính các lớp giấy. Sau khi phơi khô, mặt nạ giấy trắng được vẽ tay. Từ những chiếc mặt nạ đơn điệu vô tri, biến thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Làng Ông Hảo hiện nay chỉ còn từ 5  đến 6 hộ làm nghề đồ chơi Trung thu, trong đó các hộ chủ yếu đóng trống, còn lại 2 hộ kết hợp làm cả mặt nạ và trống. Hàng chuẩn bị cho Trung thu được làm từ đầu tháng 6, sau đó được xuất đi các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, các Chợ đầu mối Hưng Yên… Vào mùa cao điểm, các hộ phải thuê hàng chục nhân công làm đêm để hoàn thiện sản phẩm.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Chia sẻ với chúng tôi, bà Vũ Thị Thoàn người làm đồ chơi trung thu lâu năm trong làng cho biết, đây là nghề truyền thống của gia đình cũng như của cả làng, nghề làm đồ chơi trung thu có từ hơn trăm năm trước, truyền từ đời ông cha cho tới bây giờ, bản thân bà Thoàn đã gắn bó với nghề này được 50 năm. Hiện nay gia đình vẫn sản xuất các sản phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu như trống, mặt nạ, đầu sư tử,... Trung bình mỗi mùa Trung thu, gia đình bà thu lợi nhuận từ việc bán đồ chơi truyền thống là 500 triệu.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Được biết, tại làng ông Hảo, đồ chơi truyền thống được làm quanh năm, trước mỗi mùa lễ hội, Trung thu các hộ sẽ tập trung làm cốt, sau đó cho vào kho, chờ đến gần ngày lễ thì bắt đầu mang ra sơn màu, dính mắt….
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Cùng là hộ sản xuất đồ chơi truyền thồng như nhà bà Thoàn, anh Chu Đăng Thi cho biết, những năm gần đây đồ chơi truyền thống ngày càng được quan tâm hơn. Lượng đặt hàng đồ chơi truyền thống năm sau cao hơn năm trước, khách hàng có nhu cầu tìm về đồ chơi truyền thống ngày càng đông. Để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, gia đình anh cũng như các hộ sản xuất đồ chơi truyền thống trong làng luôn phải thay đổi, sáng tạo nên cái mới để thu hút, cũng như giữa chân khách.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Các sản phần đồ chơi thủ công thường được làm với 2 màu chủ đạo là đỏ và vàng, thể hiện sự vui vẻ và hạnh phúc. Theo anh Thi cho biết với mặt nạ thì có giá dao động từ 15.000 đến 30.000 đồng/chiếc; đầu sư tử có giá từ 10.000 đến 20.000 đồng/ chiếc tùy theo kích cỡ. 
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Không chỉ mặt nạ giấy bồi, trống cũng là một mặt hàng nổi tiếng của làng Ông Hảo, tuy nhiên những năm gần đây số lượng các hộ đóng trống ngày càng ít. Ông Vũ Hữu Kê, (63 tuổi) làm nghề đóng trống chia sẻ, ông đã gắn bó với nghề đóng trống từ năm 17 tuổi, trước kia gia đình ông làm tất cả các công đoạn, từ thuộc da, đẽo, đục, đóng, cho đến tô sơn, nhưng hiện nay nghề đóng trống ngày càng mai một, kinh tế mang lại không cao nên con cháu ông không theo, ông nhớ nghề nên nhận làm hàng cho các cơ sở sản xuất đồ chơi trung thu lớn trong làng.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Việc đóng trống đòi hỏi các công đoạn tỉ mỉ, mặt trống thường được làm từ da trâu, tang trống được làm từ gỗ mỡ, gỗ bồ đề,... một ngày trung bình ông Kê làm được từ 40 đến 50 chiếc trống.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
Trống đóng xong sẽ được đem đi  tang, sau đó sơn màu và đóng gói chuyển đi các tỉnh thành.
lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu
 Theo ông Kê, trống có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc. 
 

Làng làm đồ chơi ở Sài Gòn bận rộn trước thềm Trung thu

Những gia đình làm lồng đèn truyền thống tại làng lồng đèn Phú Bình (Thành phố Hồ Chí Minh) đang tất bật làm lồng đèn giấy kính để phục vụ Tết Trung Thu.

 

Lịch nghỉ lễ 2020. Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2020. Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Canh tý 2020

Năm 2020 theo âm lịch là năm Canh tý (Con chuột). Dưới đây là lịch nghỉ Tết Dương lịch 2020 và lịch nghỉ Tết Nguyên đán Canh tý (dự kiến) và lịch nghỉ lễ 2020 cho các ngày lễ còn lại trong năm.

 

Không cắt điện dịp nghỉ lễ 2/9, trừ trường hợp xử lý sự cố

Trong thời gian từ 0h ngày 1/9 đến 24h ngày 2/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các đơn vị trực thuộc không thực hiện các công tác có làm gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố.

Link nội dung: https://tuoitrexahoi.vn/lang-nghe-do-choi-truyen-thong-tat-bat-mua-trung-thu-a133622.html