Bài thuốc dân gian trị kinh nguyệt không đều từ ngải cứu

Chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng vì tính hiệu quả, đơn giản mà lại không có tác dụng phụ.

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới, nếu một người có sức khỏe sinh sản tốt thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn và ngược lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Để chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Nữ giới có thể sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y hay Nam y để điều trị chứng kinh nguyệt không đều. Mỗi bài thuốc đều có tác dụng nhất định giúp cải thiện tình trạng này. Trong đó, cây ngải cứu được đánh giá cao trong việc điều trị kinh nguyệt không đều.
 

Nguyên nhân dẫn đến chứng kinh nguyệt không đều

 

Bai-Thuoc-dan-gian-tri-kinh-nguyet-khong-deu-tu-ngai-cuu
 
Một số yếu tố có thể gây ra chứng kinh nguyệt không đều như ăn uống không cân bằng. Sút cân hoặc tăng cân, thiếu máu, mãn kinh, rối loạn tuyến giáp. Mất cân bằng hormone, bệnh gan, lao, rối loạn đường ruột, tiểu đường. Buồng trứng đa nang, dị tật tử cung, và nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, ảnh hưởng từ phong cách, lối sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Ví dụ như thói quen tập luyện thể dục, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, caffein, du lịch nhiều, căng thẳng. Sử dụng thuốc men và thuốc tránh thai. Một nghiên cứu Châu Âu năm 2005 còn chứng minh rằng bệnh hen và sốt cao cũng có thể liên quan đến các vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
 

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng cây ngải cứu

 

Bai-Thuoc-dan-gian-tri-kinh-nguyet-khong-deu-tu-ngai-cuu
 
Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc, thường được trồng rất nhiều trong các gia đình ở Việt Nam và thường được dùng làm rau ăn hằng ngày hay bài thuốc Đông y. Cây ngải cứu dễ trồng và dễ phát triển kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
 
Trong y học cổ truyền, ngải cứu đực sử dụng rộng rãi vì nó có nhiều tác dụng cho sức khỏe như: Điều hòa kinh nguyệt, an thai, lưu thông máu lên não. Tên khoa học của ngải cứu có tên là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae. Trong dân gian ngải cứu còn được gọi là cây giải cảm, cây thuốc cứu hay cây thuốc cao, ngải điệp… Trong đời sống hằng ngày ngải cứu còn được dùng chung với trứng gà để chữa đau bụng, đầy hơi hay sao vàng để chữa đau đầu…
 
Ngải cứu là loại cỏ thường được trồng hoặc mọc ở các bãi đất hoang, ruộng đồng, thân cây có rãnh dọc, thường mọc thành từng đám. Nhiều người thường nhầm ngải cứu với các loại cỏ dại khác. Tuy nhiên cây ngải cứu cũng có những điểm đặc trưng: Lá của nó không có cuống và mọc so le nhau. Hai mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trên có màu xanh đậm hơn, mặt dưới có màu trắng bạc và có nhiều lông. Ngải cứu có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Ngải cứu phơi khô trong bóng râm không làm giảm tác dụng chữa bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài. Hiên nay ngải cứu thường được trồng ở các trang trại để làm thuốc và trồng trong gia đình với quy mô nhỏ để ăn. Ngải cứu có thể chế biến các món ăn, kết hợp với các thực phẩm khác như trứng gà ngải cứu, trứng vịt lộn hầm ngải cứu … Không những thế ngải cứu còn đem phơi khô và tán nhuyễn hãm hoặc sắc uống như chè mỗi ngày. Tăng cường ăn các món ăn được chế biến từ ngải cứu cũng là một cách tốt giúp chữa trị căn bệnh này.
 
Bai-Thuoc-dan-gian-tri-kinh-nguyet-khong-deu-tu-ngai-cuu

Điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu: Một tuần trước ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, chị em dùng 5 – 10g bột ngải cứu hoặc 1 – 4g cao ngải cứu đặc để uống. Nếu không mua được bột ngải cứu chị em cũng có thể dùng 6 – 12 g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày có thể giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt.
 
Chữa kinh nguyệt ra nhiều, băng huyết: Lấy 1 nắm ngải cứu khô, 4 gram gừng đã khô sắc trong nồi chuyên dụng với 1 bát nước lọc. Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ, bạn rắc thêm 50g cacao dừa đã được sao, tán nhỏ. Cách thức này giúp chị em cầm máu tốt hơn. Nếu lượng máu kinh không ra ồ ạt thì bạn nên giảm lượng ca cao dừa xuống ít hơn, khoảng 20g một lần dùng. Thời gian sử dụng: 5 – 7 ngày.
 
Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu kinh nhiều: Dùng 20g lá ngải cứu khô, thêm vào 200ml nước rồi đem sắc đến khi còn khoảng 100ml. Thêm chút đường cho dễ uống, chia làm 2 lần uống trong ngày. Chị em có thể uống hàng tháng trước khi có kinh 7 – 10 ngày để giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt cũng rất hiệu quả.
 
Chữa chậm kinh, máu kinh quá ít, màu nhạt hoặc xám: Dùng ngải cứu khô (12g), đẳng sâm (12g), thục địa (12g), xuyên khung (12g), gừng khô (8g), hà thủ ô (20g) làm thành 1 thang và sắc uống khoảng 10 – 15 thang thuốc liên tục.
 
Chữa loạn kinh, kinh nguyệt không đều: Dùng từ 5 -7 ngày với thang thuốc gồm 100g ngải cứu khô, 300 cá trê, 12g hồng hoa, 6g trần bì, 120g bột đậu đen sẽ có tác dụng.
 
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu khô: Cá trê làm sạch, cho vào nồi nêm cùng 2 - 3 thìa bột đậu đen. Ngải cứu, trần bì, hồng hoa để tất cả vào 1 túi vải mỏng rồi cho vào nồi có cá trên, bột đậu đen và 600ml nước, bắc lên bếp và đun với lửa nhỏ. Khi các thứ trong túi vải nhừ thì bỏ ra, ăn phần còn lại trong ngày chia làm 3 lần ăn. Thực hiện đều đặn trong khoảng 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
 
Tùy vào thể trạng cũng như điều kiện mỗi cá nhân, chị em có thể lựa chọn cho mình bài thuốc từ ngải cứu sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.

Xem thêm: Có lá ngải cứu, chứng rong kinh sau 1 tháng chắc chắn không còn 'bén mảng'
 
Nguyễn Dung (t/h)

Link nội dung: https://tuoitrexahoi.vn/bai-thuoc-dan-gian-tri-kinh-nguyet-khong-deu-tu-ngai-cuu-a148810.html