Bà bầu 3 tháng đầu ăn cua đồng cẩn thận sảy thai, sinh non

Ai cũng biết cua đồng là món ăn ngon ngọt, bổ sung canxi rất tốt nhưng với phụ nữ mang thai không thể tùy tiện. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu 3 tháng cần thận trọng khi ăn cua đồng.

Nhiều chị em thắc mắc mang thai tháng thứ 3 được ăn cua đồng không, có ảnh hưởng tới thai nhi không. Chuyên gia tư vấn về giá trị dinh dưỡng và lưu ý cho bà bầu ăn cua đồng an toàn.
 

Xem thêm: Top thực phẩm cực tốt cho thai nhi, mẹ bầu muốn con khỏe mạnh thông minh không thể bỏ qua

 

Cua đồng vừa là món ăn vừa là vị thuốc

 
Cua đồng là loại thực phẩm rất được ưa chuộng của người Việt bởi giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt dễ ăn. Cua đồng rất giàu protein, canxi, phốt pho, sắt, chất béo nên được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thịt cua cũng chứa nhiều loại vitamin B1; vitamin B2; vitamin PP; vitamin B6. Tuy nhiên cần lưu ý trong 100g thịt cua đồng chứa tới 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn cua đồng không
 
Còn trong Đông y coi cua đồng là một vị thuốc cổ, có tên gọi là điền giải. Cua đồng vị mặn, tính tanh có tác dụng tán huyết, tốt cho xương khớp, gân cốt. Đông y dùng cua đồng giã lấy nước uống sống để trị thương, giam đau, chữa tụ máu do va đập ngoài da.
 

Mang thai tháng thứ 3 được ăn cua đồng không?

 
Nhiều chị em khi mang thai chọn ăn cua đồng để bổ sung canxi. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng nên hạn chế ăn cua vì có thể gây sảy thai.
 
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn cua đồng có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, lo ngại này không phải không có cơ sở, nó xuất phát từ hai giả thuyết chính.
 
Thứ nhất, trong y học hiện đại, cua là thực phẩm dễ gây dị ứng. Khi ăn vào có thể khởi phát các triệu chứng dị ứng như co thắt cơ phế quản, cơ thành ruột gây khó thở tức ngực và co thắt cơ thành tử cung gây động thai, kích thích sảy thai. Ăn cua đồng không trực tiếp gây sảy thai mà do chúng kích thích cơn co thắt tử cung. Do đó, người có cơ địa dị ứng, đặc biệt phụ nữ có thai nên thận trọng khi ăn cua.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn cua đồng không
 
Thứ hai, quan niệm ăn cua đồng gây sảy thai xuất phát từ quan niệm trong Đông y. Lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng hoạt huyết, tán huyết khối chữa đau do ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn cua.
 
Đồng quan điểm, BS Hoàng Xuân Long (Bộ Y tế) khuyến nghị, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng nhiều vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thực tế, thai nhi có tính chất như một khối cục, nếu ăn quá nhiều cua có thể gây co thắt, tác dụng tống xuất ra ngoài gây sảy thai, đặc biệt thai nhi ở giai đoạn đầu.
 
Một số chị em thắc mắc, bầu 3 tháng đầu ăn cua đồng được không? Lời khuyên của các chuyên gia phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn cua đồng. Từ tháng thứ 5 trở đi, bà bầu có thể ăn cua đồng với số lượng hạn chế.Người có tiền sử sảy thai, sinh non hay biến chứng thai kỳ nào khác tốt nhất không nên ăn cua. Chị em có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách khác, không nhất thiết phải ăn cua.
 

Bà bầu ăn cua đồng cần lưu ý gì?

 
Phụ nữ mang thai ăn cua không chỉ phải hạn chế số lượng mà còn nhiều điều cần chú ý.
 
Theo GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vì cua có tính hàn  do đó không nên ăn cua hàng ngày, có thể gây ra các phản ứng đau bụng, đi ngoài. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.
 
Vì cua có hàm lượng cholesterol cao nên bà bầu có dấu hiệu bị huyết áp cao hay có biểu hiện mắc bệnh tim mạch, người thừa cân béo phì không nên ăn cua, đặc biệt là gạch cua.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn cua đồng không
 
Những người đang bị ho hen, cảm cúm, người có cơ địa dị ứng không được ăn cua. Cũng vì cua có tính hàn nên người đau ốm mới khoẻ, tiêu hóa kém cũng không nên ăn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không dành cho người bị bệnh gút.
 
Không ăn cua đã chết: Nhiều chị em tiếc rẻ cho rằng cua chết vẫn có thể ăn được vì dù gì cũng nấu chín mà không biết cua chết sẽ sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc. Trước khi sơ chế cua cần chọn những con cua sạch, chắc khỏe, có hai càng to và tám chân. Chọn mua cua ở những nguồn đảm bảo, cua mua về nên sơ chế luôn là ngon nhất bởi để lâu cua dễ chết.
 
Không ăn cua sống, cua chưa nấu chín kỹ vì dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua sống dễ bị tiêu chảy, nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi.
 
Không ăn canh cua đun đi đun lại nhiều lần vì sinh ra độc tố không tốt cho sức khỏe. Khi ăn canh cua không kết hợp uống trà hay ăn quả hồng vì dễ gây phản ứng lợm giọng, đau bụng, nôn mửa.
 
Một số món canh cua tốt cho bà bầu như:
 
- Canh riêu cua kích thích vị giác, tiêu hóa tốt

- Canh cua nấu bí đao thanh nhiệt cơ thể, rất tốt cho bà bầu nóng trong hay bị táo bón
 
- Canh cua nấu rau dút và khoai sọ cải thiện tâm trạng bà bầu, giảm bớt cảm giác lo âu
 
- Canh cua rau đay giúp bà bầu lợi sữa, lợi tiểu.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/17/ba-bau-an-rau-ram-co-the-gay-say-thai_17022020141103.mp4[/presscloud]
Bà bầu ăn rau răm có thể gây sảy thai
 
Xem thêm: Bà bầu ăn rau ngót theo cách này chẳng trách lại sợ sảy thai
 
Hà Ly (t/h)
 
 

Link nội dung: https://tuoitrexahoi.vn/mang-thai-thang-thu-3-duoc-an-cua-dong-khong-a157887.html