Bệnh gout đang có xu hướng trẻ hóa, nhận diện sớm các triệu chứng để kịp thời chữa trị

Bệnh gout thường mắc ở các quý ông từ độ tuổi 50, tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Vì thế, bất cứ ai cũng cần nắm rõ các triệu chứng để kịp thời điều trị.

Triệu chứng bệnh gout

 

Theo bác sĩ CKI Cao Thanh Ngọc - Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, gout là một dạng bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng các tinh thể urate ở các mô. Bệnh biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính.
 
Bệnh gout đang có xu hướng trẻ hóa, nhận diện sớm để kịp thời phòng và chữa trị

Triệu chứng đặc trưng của cơn gout cấp thường khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, làm hạn chế vận động. Bệnh gây ảnh hưởng đến chi dưới, tiến triển nặng hơn đến mạn tính, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc, dẫn đến đau và cứng khớp, hình thành hạt tophi ở khớp, bệnh thận.

Gout ngày càng trẻ hóa do đâu?

 

Bác sĩ Ngọc cũng bày tỏ quan ngại khi, cứ 4 người đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp của BV và được chẩn đoán mắc gout, thì có từ 1 đến 2 người trong độ tuổi 30 - 40 và tỉ lệ này ngày càng gia tăng.
 
Thế nhưng, đa số người mắc bệnh gout lại xem nhẹ tình trạng bệnh, cho rằng bệnh gout không nguy hiểm bằng các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… và không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Không ít người bệnh chỉ dùng thuốc kháng sinh liều cao khi có các biến chứng sưng đau khớp. Khi thấy các triệu chứng giảm lại tự ý bỏ thuốc. 

Xem thêm: 10 triệu chứng 'nhỏ' nhưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm, ai cũng cần chú ý
 
Nguyên nhân gây ra gout là do nồng độ axit uric máu tăng cao quá mức. Axit uric là một chất thải từ mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Khi lượng axit uric trong cơ thể tăng quá nhanh và thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành tinh thể có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây viêm, sưng và đau dữ dội.

Bên cạnh đó, các yếu tố có thể gây bệnh là:

Tiền sử những người trong gia đình từng mắc bệnh gout.

Thừa cân, béo phì.

Mắc các bệnh về thận.

Dùng nhiều rượu bia, chất kích thích.

Dùng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu không theo chỉ định của bác sĩ.
 
Dùng nhiều thực phẩm chứa purin, một hợp chất được phân hủy tạo thành axit uric khác.

Vị trí gây đau của bệnh gout

 

Bệnh gout tấn công gây ảnh hưởng không nhỏ sức khỏe, công việc cũng như chất lượng sống hàng ngày của bạn.

Các vị trí đau gồm:

Khớp chi dưới: Đây là vị trí dễ bị tấn công nhất. Bệnh gout thường khởi phát ở các khớp ngón chân cái, khớp đầu gối, mắt cá chân,… đầu tiên, sau đó mới tới các vị trí khác.
 
Bệnh gout đang có xu hướng trẻ hóa, nhận diện sớm để kịp thời phòng và chữa trị
Người bệnh thường bị đau các khớp ngón tay, chân

Khớp chi trên: Biểu hiện cơn đau gout khóp chi trên thường ở các khớp ngón tay, khuỷu tay. Khi đó, bạn cảm giác như bị trật khớp. Khớp tay chuyển sang màu đ, da căng bóng, nặng có thê rbij bong tróc.
 
Khớp thần kinh: Khớp thần kinh nằm ở vị trí hai bên của xương chậu, gout xuất hiện tại vị trí này có thể gây ra các cơn đau thắt lưng. Bệnh gout ở lưng khiến nhiều người chủ quan và nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác nên việc điều trị thường không chính xác.
 
Gout đa khớp: là tinh trạng bệnh tấn công ở nhiều khớp cùng một lúc. Gout đa khớp thường xuất hiện ở giai đoạn mạn tính, khiến bạn bị cơn đau tấn công trong thời gian dài và nhanh tái phát.
 

Phương pháp điều trị bệnh gút tại nhà

 

Việc kiểm soát cơn đau gout là một phần quan trọng với ngưới mắc gout. Khi bạn bị cơn đau gout tấn công, hãy thử các lời khuyên dưới đây:

Nằm nghỉ ngơi trên giường để các khớp được thư giãn, cơ thể thả lỏng, sẽ giúp bạn đỡ đau hơn.

Giữ phần khớp bị đau thông thoáng và không phải gánh thêm bất cứ đồ vật nào. Trọng lượng của quần áo hoặc một số đồ trên giường đều có thể khiến bạn có cảm giác đau đớn hơn gấp nhiều lần.
 
Bệnh gout đang có xu hướng trẻ hóa, nhận diện sớm để kịp thời phòng và chữa trị
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế protein động vật và rượu.

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, giúp loại bỏ các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể bạn.

Các loại thảo dược cũng được các chuyên gia khuyên người bệnh sử dụng như: Trạch tả, ba kích, hạ khô thảo, nhàu, hoàng bá,… để giảm axit uric, giảm đau gút, ngăn ngừa cơn gút tái phát, hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/13/Nguy hiểm bệnh Gout nhầm sang xương khớp - VTC_13032020173302.mp4[/presscloud]
Nguy hiểm bệnh Gout nhầm sang xương khớp - VTC
 
Xem thêm: Rau dền bổ máu, ổn định huyết áp nhưng vì sao người bệnh gout không nên ăn?


Minh Tú (t/h)

Link nội dung: https://tuoitrexahoi.vn/trieu-chung-benh-gout-nhan-dien-som-de-kip-thoi-chua-tri-a158100.html