Ở những quốc gia có bệnh sốt rét phổ biến, Cloroquin được dùng để điều trị sốt rét do muỗi đốt. Thuốc này thường được sử dụng nhằm tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét sinh sống trong các tế bào hồng cầu. Do đó, Cloroquin thuộc về nhóm thuốc chống sốt rét.
Tuy nhiên, thời gian gần đây giá thuốc điều trị sốt rét Cloroquin bất ngờ tăng chóng mặt, thậm chí cao gấp 4-5 lần giá bình thường mà người dân vẫn không thể mua được. Tình trạng này xảy ra sau khi có tin thuốc này có thể được dùng trong việc phòng và điều trị COVID-19.
Cụ thể, ngày 18/3 tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu trên CNN cho biết, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đồng ý việc sử dụng thuốc chống sốt rét trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở nước này trong trường hợp bệnh nặng. Trước đó, tại Trung Quốc cũng từng có nghiên cứu tương tự, cũng thử nghiệm thuốc Cloroquin cho những trường hợp bệnh nhân bị nặng hơn.
Ảnh minh họa.
Cloroquin có chữa được COVID 19?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định, thuốc Cloroquin mới chỉ trong quá trình thử nghiệm. Bước đầu của một cuộc thí nghiệm thuốc chính là hiệu quả ở mức độ tế bào trong phòng thí nghiệm.
Sau đó, nó sẽ được tiếp tục thí nghiệm trên động vật, tiếp đến mới thử nghiệm lâm sàng theo nhiều đợt, ban đầu trên số lượng bệnh nhân ít rồi mới tới các nhóm lớn hơn. Trong quá trình thử nghiệm, hiệu quả và độ an toàn của các loại thuốc còn chưa chắc chắn nên không thể tự ý dùng cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trong tương lai nếu có loại thuốc kháng virus nào được thử nghiệm thành công thì nó cũng chỉ được áp dụng cho một số bệnh nhân đặc biệt, những người bệnh nhẹ sẽ không cần. Nếu sau này cần đến Cloroquin thì bệnh viện cũng sẵn nên không cần tích trữ làm gì. Do đó, ở thời điểm hiện tại khẳng định Cloroquin có thể chữa COVID-19 là không chính xác.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng bổ sung, uống thuốc Cloroquin sai chỉ định, tự ý uống để phòng và điều trị COVID-19 chẳng những không có tác dụng mà còn hại gan, thận. Thậm chí, uống quá liều có thể gây ngộ độc, dẫn đến ngừng tim, tử vong.
Cloroquin độc đến mức nào?
Bác sĩ Huynh Wynn Tran - bác sĩ gốc Việt đang làm việc tại Mỹ cũng chia sẻ trên trang cá nhân cho biết: Khi dùng Cloroquin có thể gặp phải các tác dụng phụ như ói mửa, buồn nôn, đau bụng, xuất huyết dưới da, nổi mẩn đỏ trên da, ảnh hưởng mắt và thị lực. Đặc biệt với những người bị tiểu đường, bệnh thận và bệnh về mắt phải thật cẩn thận khi dùng thuốc, theo dõi kỹ với bác sĩ khi dùng.
Ảnh minh họa.
Khi thấy người dân liên tục tìm mua và tích trữ Cloroquin, có người còn uống sẵn để phòng COVID-19, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã nhanh chóng chia sẻ trên trang facebook cá nhân, khuyến cáo người dân về sự nguy hiểm của việc dùng thuốc bừa bãi:
"Đây là thuốc điều trị sốt rét, hiện tại nó vẫn đang được sử dụng trong việc điều trị sốt rét tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn dùng để điều trị bệnh khác, phải có phác đồ cụ thể và phác đồ đó phải được Bộ Y tế phê duyệt. Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định với trường hợp dị ứng thuốc, bệnh nhân mắc bệnh gan... nên không thể sử dụng tràn lan. Đặc biệt, Cloroquin chỉ dùng khi đã mắc bệnh, không phải thuốc sử dụng dự phòng".
Trao đổi với PV Báo Người Lao Động sáng 21/3, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh, thuốc điều trị sốt rét Cloroquin chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chỉ định, kê đơn. Dùng thuốc cũng phải đúng liều, không phải uống bao nhiêu cũng được. Đối với thuốc Cloroquin, điều trị và liều ngộ độc rất gần nhau, dùng quá một chút cũng có thể nguy hiểm tính mạng.
Việc tích trữ
Cloroquin càng nguy hiểm khi nhà có trẻ em, người già bị lẫn và dễ uống lầm thuốc. Trẻ nhỏ uống 2 viên
Cloroquin lớn đã đủ bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/19/vi-tri-12-diem-cach-ly-tap-trung-o-ha-noi-can-biet_19032020152137.mp4[/presscloud]
Vị trí 12 điểm cách ly tập trung ở Hà Nội cần biết
Thùy Nguyễn (t/h)