Kể từ khi dịch Corona virus bùng phát từ Vũ Hán, Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải sử dụng thuật ngữ “đại dịch” (pandemic). Cuộc chạy đua tìm ra các vaccine và các thuốc hóa dược để chống lại virus corona chủng mới đã được khởi động từ rất sớm khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán và sau đó lan ra khắp đất nước đông dân nhất thế giới này và đến nay khắp hơn 3/4 các quốc gia và vùng lãnh thổ trên địa cầu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho Covid-19.
Trong bối cảnh y học hiện đại đang lúng túng trong việc phát triển vaccine và thuốc hóa dược mới để ngăn chặn dịch Covid-19, ngay từ đầu công cuộc chiến đấu chống lại dịch coronavirus bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc đã quyết định kết hợp Trung y và Tây y trong nỗ lực cứu chữa cho hàng trăm ngàn bệnh nhân và phòng bệnh cho hàng chục triệu người.
Điều này dựa trên chính sách nhất quán của Chính phủ Trung Quốc về kết hợp hai nền y học Trung y và Tây y trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và mặt khác dựa trên kết quả của chính sách này trong đại dịch SARS năm 2008-2009 ở Trung Quốc và Hong Kong. Những kết quả kết hợp Trung y và y học hiện đại trong đại dịch SARS đã ấn tượng đến mức vào năm 2003, WHO tổ chức một Hội nghị các chuyên gia của WHO về chủ đề “Đánh giá và phân tích các báo cáo lâm sàng về kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại để điều trị SARS” (Bắc Kinh, 8-10/10/2003).
Trong đại dịch Covid-19 lần này Trung Quốc vẫn áp dụng nhất quán chính sách kết hợp Trung y và y học hiện đại.
Với tựa đề “Trung Quốc sử dụng nền y học cổ truyền 3.000 năm lịch sử cho bệnh nhân Covid”, New Straits Times (Singapore) ngày 1/3/2020 dẫn tin của Hãng Bloomberg (18/2/2020) cho biết, theo công bố của Giám đốc Y tế Hồ Bắc các bệnh viện ở Vũ Hán đã kết hợp Trung y với y học hiện đại để điều trị trên 50% bệnh nhân nhiễm Covid-19 và đã thu được một số kết quả tích cực. Khoảng 2.200 bác sỹ và chuyên gia trung y hàng đầu đã được điều tới Hồ Bắc để nghiên cứu và điều trị bệnh nhân.
Theo Economic Times, Wang Heseng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố: “Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ Trung Quốc đã nêu bật tầm quan trọng của kết hợp Trung y và Tây y, huy động những cơ quan nghiên cứu mạnh nhất và lực lượng cán bộ y tế trên cả hai lĩnh vực để điều trị cho bệnh nhân”. Wang cũng nhấn mạnh: “Trung y cũng được sử dụng để phòng ngừa và kiểm soát Covid-19 tại tuyến y tế cơ sở”.
Việt Nam vốn có nền y học cổ truyền lâu đời và phong phú, hiểu rõ “thể tạng” của người Việt, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong phòng chống các bệnh “ôn dịch” và bệnh “thời khí”. Y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm có thể đóng góp được rất nhiều cho việc phòng chống đại dịch Covid-19.
Chính vì thế, ngày 17/3, Bộ Y tế đã ra Công văn 1306/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền.
Trong công văn Bộ Y tế yêu cầu lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2.
Đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2. Đi cùng với công văn này theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có thể sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.
Tại Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus”, PGS. TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam cho rằng, việc Bộ Y tế đưa ra yêu cầu và có những hướng dẫn về việc sử dụng y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do Covid-19 đưa ra phù hợp bởi y học cổ truyền là phương pháp hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính, chữa được các bệnh mạn tính và cấp tính.
Trước khi có Tây y (200 năm nay) thì y học cổ truyền đã có hàng nghìn năm, từ khi có mặt của con nguời ở mỗi Quốc gia. Hiện nay ở Vũ Hán và trên Thế giới, số lượng người dân sử dụng y học cổ truyền từ 70-80%, thuốc Đông y, thực phẩm chức năng là những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (cây thuốc: Lá hoa, quả, củ, cành, rễ…) và nguồn gốc từ động vật, khoáng vật.
“Y học cổ truyền xuất phát từ thiên nhiên, hữu cơ, dùng lâu dài, rất ít có tác dụng phụ. Các bài thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh do Virus đường hô hấp nói chung và do dịch Covid-19 nói riêng là điều hết sức cần thiết vì bệnh này hiện nay chưa có thuốc kháng điều trị virus đặc hiệu. Cũng còn lâu mới có vac-xin phòng bệnh. Hầu hết bệnh tật của con người mắc nhẹ hay mắc nặng quyết định bởi sự chống dỡ cơ quan miễn dịch của cơ thể (sức đề kháng, sức chống đỡ của cơ thể).
PGS. TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam
Trong khi đó phương pháp y học cổ truyền đối với các tác nhân do virus đường hô hấp (ôn bệnh, ôn dịch) luôn đề cập tác động nâng cao sức đề kháng của cơ thể (chính khí) chính khí mạnh, tà khí (vi khuẩn, virus) không nhập được”, PGS. TS. Hồ Bá Do nhận xét.
Điểm mạnh của y học cổ truyền là bài thuốc được bào chế từ thảo mộc thiên nhiên, theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời là chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường sử dụng Thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.
Đối với những người đã từng nhiễm Covid-19, sau khi khỏi bệnh thường biến chứng phổi. Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này.
Theo TS Giang, tại Trung Quốc, 85% số lượng bệnh nhân bị dương tính Corona-19 được phối hợp y học cổ truyền trong điều trị và những trường hợp này đều cho những kết quả rất tốt.
Nhiều công trình nghiên cứu tại Trung Quốc và nhiều bài thuốc của Trung Quốc đã vào cuộc. Chính vì vậy, tại Vũ Hán và các tỉnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
“Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể trên người bệnh nhưng bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo để đưa y học cổ truyền phối hợp y học hiện đại trong phòng, chống dịch, đã đưa ra được phác đồ điều trị cho các giai đoạn của bệnh và phác đồ phục hồi một cách toàn diện theo phác đồ và kinh nghiệm điều trị của y học cổ truyền Việt Nam”, TS Phùng Tuấn Giang nói.
Rõ ràng việc Bộ Y tế đưa công văn hướng dẫn sử dụng y học cổ truyền trong phòng dịch Covid-19 như sự thừa nhận vài trò y học truyền thống với những thảo dược quý có tác dụng trị bệnh do virus gây ra.
Cũng tại buổi tọa đàm, PGS. Nguyễn Xuân Ninh - Viện phó Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng nhấn mạnh một số loại thảo mộc đáng chú ý trong y học cổ truyền có thể hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19. Ông cho biết, cách đây 3 năm, vào năm 2017, Viện đã có công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả, tác dụng của trà Dr Thanh - loại thức uống được tạo ra dựa trên công thức chứa 9 loại thảo dược. Theo nghiên cứu trên của Viện Y học ứng dụng Việt Nam, 9 loại thảo dược này gồm: Kim ngân hoa, Hoa Cúc, La Hán Quả, Hạ Khô Thảo, Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai và Cam Thảo. Đây là bài thuốc cung đình cổ xưa giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tăng cường miễn dịch, phòng chống một số rối loạn chuyển hóa như đường máu, mỡ máu cao. Đến nay, nhà sản xuất đã ứng dụng bài thuốc thành công thức sản xuất ra trà thảo mộc Dr Thanh. Trà được sản xuất trên dây chuyền hiện đại thông qua công nghệ chiết xuất lạnh – một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp chế biển thực phẩm và đồ uống. Đáng chú ý, theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, trong tình trạng virus SARS-Cov-2 đang lan rộng hiện nay, cùng với những khuyến nghị trong công văn của Bộ Y tế vừa đưa ra, có thể sử dụng các thảo dược này để vận dụng, đưa vào những bài thuốc hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt hơn nữa, nếu 9 loại thảo mộc này kết hợp với nhau, chúng có thể tạo ra các tác động tới người sử dụng, giúp chống viêm, giảm đau, hạ sốt, tăng cường bài tiết dịch, tăng miễn dịch phòng chống nhiễm khuẩn. |
Hoàng Lâm