Hoa cứt lợn tuy không được nhiều người biết đến hiện nay, nó là loại cây mọc hoang dã, tại các vùng đồng quê Việt Nam. Mỗi mơi, mỗi vùng miền có cách gọi tên hao cứt lợn khác nhau, như cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kê. Tên khoa học là Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Công dụng của cây hoa cứt lợn
Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiểu sưng, cầm máu. Nó được dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cây hoa cứt lợn
Cầm máu, chữa chấn thương ngoài da
Bên cạnh đó, hoa cứt lợn còn được dùng để cầm máu, hỗ trợ điều trị chấn thương ngoài da, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
Dùng để trị gàu
Người ta còn dùng hoa cứt lợn, phối hợp với bồ kết nấu thành nước để gội đầu cho thơm tóc, sạch gàu.
Chữa chứng rong huyết sau sinh
Dùng 30-50g cây cỏ cứt lọn tươi, rửa sạch, giã nhỏ vafcv hế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt. Thành phẩm thu được chia làm 2 làn, uống trước bữa ăn, dùng liên tục 3-4 ngày.
Bài thuốc đơn giản từ hoa cứt lợn chữa viêm mũi dị ứng
Theo Đông y, nguyên nhân gây nên
viêm mũi dị ứng là do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn gây bệnh. Phương pháp để chữa bệnh này là bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn…
Dưới đây là 2 phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc hoa cứt lợn:
Thuốc nhỏ mũi
Phương pháp này dùng trong trường hợp bệnh nhẹ. Chuẩn bị 4g lá cây hoa cứt lợn, 2 nhánh tỏi. Hai thứ đem giã nhỏ, vắt lấy nước và nhỏ vào mũi ngày 3-4 lần. Đặc tính cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát, vào 2 kinh thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tiêu thũng, trực ứ chủ trì viêm mũi xoang. Tỏi có allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Nước ép tỏi giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương. Đông y đánh giá, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát khuẩn, giải độc.
Thuốc uống
Phương thuốc thứ nhất:
Nguyên liệu: Hoài sơn 16g, rễ vú bò (sao vàng) 20g, cam thảo 6g, nhục quế 8g, bạch chỉ 12g, tân di 12g, ké đầu ngựa 16g, tang bạc bì 10g, 3 láy gừng.
Thực hiện:
Đem trộn tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với 3 bát nước, sắc cho đến khi thu được 1 bát nước. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 bát.
Theo chuyên gia, bạch chỉ có vị cay, tính hơi đắng, tính tân ôn, vào các kinh phế, được dùng để chữa cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt ờ thượng tiêu, làm thông khiếu. Có công dụng chữa các chứng đau đầu do phong, trị nghet mũi, tiêu viêm, giảm đau, trị bệnh viêm mũi xoang,… Bên cạnh đó, dùng cam thảo để bổ trung ích khí, hóa đàm chỉ khái (tan đờm chống ho), hoãn cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt), thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Trong khi đó, nhục quế giúp bổ hỏa, hồi dương, ấm thận,tỳ,m tán hoàn hoạt huyết, hóa khí,…
Phương thuốc thứ 2
Hoàng kỳ 16g, phòng phong 6g, bạch truật 8g, bạch thược 12g, gừng 2g, nhục quế 8g, đại táo 6g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần. Nếu bệnh mới chớm, chảy nước mũi nhiều thì dùng gia vị tế tân 8g, ma hoàng 8g. Bệnh nhân nếu kém ăn, ngắn hơi thêm gia vị đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/07/viem-mui-di-ung_07042020095714.mp4[/presscloud]
Cách chữa viêm mũi dị ứng
Minh Tú (t/h)