
Ông Khải lo lắng,chia sẻ: "Gia đình tôi có nuôi hơn 200 con lợn thì bị dính dịch bệnh hết. Trước đó, tôi có nhìn thấy đàn lợn nhà tôi có biểu hiện ốm, nên gia đình tôi đã báo cáo cơ quan chức năng để tiến hành ấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu xét nghiệm đều dương tính với virut dịch tả lợn Châu Phi. Ngay sau đó, các ngành liên quan đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn. Cuộc sống của người dân chúng tôi đã khó khăn, giờ đây lại càng khó khăn hơn khi đàn lợn là thu nhập chính của gia đình thì lại nhiễm bệnh".
Để phòng chống dịch bùng phát và lây lan, UBND huyện Ngọc Hồi đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi quanh khu vực xuất hiện dịch, phun khử trùng toàn bộ phương tiện vận chuyển ra, vào vùng có dịch; tăng cường công tác giết mổ trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng buôn bán lợn nhiễm bệnh; đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho đàn lợn.

Được biết, hồi đầu tháng 6, địa bàn tỉnh Kon Tum đã bắt đầu xuất hiện mầm mống dịch tả lợn . Tính từ ngày 25-5 đến ngày 1-6, đã có 43 con heo của Công ty 716 thuộc xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Sau đó, ngày 23/6, kết quả dương tính được phát hiện trên 80 con lợn tại một lò mổ ở huyện Đắc Hà. UBND huyện này lúc đó cũng ra công bố thông báo dịch tả lượn đang có mặt tại huyện.