
Bước vào năm học 2019-2020, trường ĐHQG TPHCM đã phát động phong trào “No plastic” - nói không với rác thải nhựa. SV tham dự hội trại chia thành nhiều đội, mỗi đội từ 3 - 5 thành viên. Mỗi đội xây dựng kế hoạch, ý tưởng sáng tạo để giải quyết các vấn đề nóng khác nhau của xã hội và trình bày trước Ban Giám khảo, như: Ô nhiễm môi trường, Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong cuộc sống, Thực phẩm sạch, Chăm sóc sức khỏe cho người dân, Du lịch bền vững...

Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE) cũng nêu cao tinh thần phòng chống rác thải nhựa nhưng theo một hình thức khác. Ông Nguyễn Vĩnh Khương - Phó Trưởng phòng KHCN và Môi trường - Tạp chí Khoa học, HCMUE cho biết: Tiếp nối kết quả của dự án GD tích hợp tiết kiệm năng lượng cho SV sư phạm mà Bộ GD&ĐT giao trường chủ trì trong năm học 2015 - 2016, nhà trường tiếp tục khai thác các nghiên cứu và các hoạt động tuyên truyền nhằm chuẩn bị cho SV trở thành những tuyên truyền viên sau này trong ngành GD.
Trong năm qua, một số nghiên cứu của HCMUE gây ấn tượng với cộng đồng như: Tái chế rác thải thành ống hút; hạn chế sử dụng ống hút nhựa trong các hoạt động của trường; nghiên cứu và triển khai mô hình phân loại rác từ nguồn. Đặc biệt, mô hình thùng rác thông minh cho học sinh tiểu học là một ý tưởng đang được thử nghiệm chắc chắn sẽ là những động thái tích cực của HCMUE trong công tác này.
Tại Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), Đoàn thanh niên trường đang phát động phong trào Lyly HUFLIT, kêu gọi mọi người sử dụng ly inox để thay thế ly nhựa bằng việc bán ly inox với giá ưu đãi. Đồng thời tuyên truyền các tiệm bán nước giải khát gần trường upsize, giảm giá cho ly nước nếu sử dụng các ly inox của trường. Những chiếc ly inox được trang trí bắt mắt với dòng chữ

Không chỉ các trường đại học, cao đằng ở TP.HCM mới tích cực hưởng ứng phong trào ‘Phòng chống rác thải nhựa’, mà ngay cả các trường tiểu học, trung học cũng đã từng bước tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích học sinh, phụ huynh, giáo viên cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Học sinh tiểu học được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách phân biệt rác thải dễ phân huỷ với rác thải khó phân huỷ, từ đó phân loại rác ngay khi chọn thùng rác nào để bỏ vào.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng còn mở một “Chiến dịch Xanh”, cả học sinh và giáo viên tham gia trồng cây xanh và không dùng chai nhựa sử dụng một lần để đựng nước uống. Giáo viên, nhân viên chuyển đổi thói quen mua thức ăn đựng trong hộp xốp, hộp nhựa sang các hộp sử dụng lâu dài. Từ những việc nhỏ hàng ngày, học sinh của trường hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tìm hiểu sâu hơn để gìn giữ môi trường xanh.

Cô Trần Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, cho biết, xây dựng một ngôi trường xanh phải bắt đầu từ không rác thải nhựa: "Nếu thói quen này hình thành, được thực hiện hàng ngày, liên tục, được nhắc nhở thường xuyên thì chắc chắn thành công. Tôi cũng mong muốn thông điệp này lan tỏa đến cha mẹ học sinh, giáo viên, nhân viên của nhà trường để cùng thực hiện thật tốt, từ đó lan tỏa ra xã hội".
Còn tại trường THCS Huỳnh Khương Ninh, để bắt đầu chiến dịch nói không với rác thải nhựa, nhà trường đã thay toàn bộ ly nhựa bằng ly giấy ở căn tin của trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại rác thải, hạn chế sử dụng rác thải nhựa cả trong và ngoài nhà trường. Nhà trường khuyến khích học sinh về nhà phổ biến những việc làm này cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng xung quanh để cùng tham gia. Mong muốn của nhà trường là, giáo viên và học sinh cùng thực hiện thành công "trường học không rác thải nhựa" và "gia đình không rác thải nhựa".

Thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng trường THCS Huỳnh Khương Ninh, quận 1 cho biết thêm: "Trường chúng tôi năm học vừa qua sử dụng túi đựng phần thưởng là túi tiêu hủy được, túi sinh học. Và chúng tôi triển khai việc này cho những năm tiếp theo".
Bảo vệ môi trường bằng cách "không rác thải nhựa" được xem là cách dễ thực hiện nhất và ai cũng có thể thực hiện được. Các trường học ở TP HCM đang nỗ lực xây dựng ý thức cho học sinh của mình từ chỗ bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác ngay tại nguồn, cách hạn chế các vật dụng nhựa dùng một lần... đến trồng cây tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sống.
Những chương trình hành động cụ thể của từng trường cho thấy, việc xây dựng một môi trường GD xanh, thân thiện với cuộc sống là chuyện không phải một sớm một chiều nhưng cũng phải là điều quá xa vời. Vấn đề là chúng ta phải hành động cho một tương lai phát triển lâu dài và bền vững.
Xem thêm: Lộ diện 'thủ phạm' khiến Hà Nội có mức ô nhiễm không khí báo động
Hồng Nhung (t/h)