Nhận biết dấu hiệu viêm đại tràng dị ứng
Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện cùng với tiêu chảy hoặc nôn mửa, có thể con đã bị viêm đại tràng dị ứng. Cha mẹ cũng cần theo dõi sát hành vi của con. Khi trẻ thường xuyên buồn bã, cực kỳ quấy khóc kèm khó chịu, không thể bình tĩnh, lười ăn (không muốn ăn)… rất có thể con bị viêm đại tràng dị ứng.

Bên cạnh đó, phân có máu là một trong những dấu hiệu của viêm đại tràng dị ứng phổ biến nhất ở trẻ từ 2 đến 6 tuần tuổi. Có thể chỉ có một chút máu dính, nhưng điều này không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác. Tuy nhiên, trường hợp chảy máu nhiều thì nguyên nhân có thể không phải là viêm đại tràng dị ứng. Bạn cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán.
Ngoài các vấn đề về đường tiêu hóa, trẻ em có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng phổ biến khác. Cha mẹ thử tìm kiếm các vết phát ban trên da (chàm) hoặc nghẹt mũi. Trẻ xuất nhiều triệu chứng dị ứng hơn đồng nghĩa tình trạng viêm đại tràng dị ứng nghiêm sẽ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, em bé có thể tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng dị ứng nếu một hoặc cả hai cha mẹ có tiền sử bệnh dị ứng.
Cách chữa viêm đại tràng dị ứng cho trẻ em
Nếu bạn nghi ngờ bé có triệu chứng của viêm đại tràng dị ứng, hãy đưa em bé đến gặp bác sĩ nhi khoa và trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống của bé. Nếu em bé của bạn được nuôi bằng sữa công thức, bạn sẽ có thể đưa ra tên chính xác của sản phẩm bạn sử dụng. Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn thường ăn gì. Từ đó giúp xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của con.
Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho em bé bao gồm cân nặng, kiểm tra chiều cao, lắng nghe tim phổi và xem xét kỹ phần bụng của con. Ngay cả khi trẻ bị viêm đại tràng dị ứng, bụng cũng không bị căng hoặc đau khi chạm vào. Mặc dù không có xét nghiệm nào chẩn đoán viêm đại tràng dị ứng, nhưng bác sĩ có thể kiểm tra máu của bé để xác định mức độ protein trong máu. Từ đó giúp chuẩn đoán em bé có mắc viêm đại tràng dị ứng hay không.

Bên cạnh đó, sữa công thức đậu nành cũng không được khuyến cái cho trẻ nhỏ do nguy cơ loãng xương (giòn xương). Ngoài ra có nguy cơ phản ứng chéo với sữa đậu nành ở trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa bò. Sau khi được thay đổi chế độ ăn, em bé có thể sẽ cần được theo dõi trong khoảng ba tuần. Bác sĩ sẽ theo dõi bất kỳ sự thay đổi trong tăng trưởng và sự phản ứng dị ứng. Nếu trẻ phản ứng với cả công thức thủy phân rộng rãi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi thành một công thức dựa trên axit amin, sẽ giúp em bé tiêu hóa dễ dàng hơn nữa. Sau đó lại tiếp tục theo dõi.
Nếu em bé đang bú mẹ mà xảy ra tình trạng dị ứng với sữa bò, mẹ cũng cần loại bỏ chế phẩm từ sữa bò ra khỏi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, không tiêu thụ sữa, người mẹ cũng sẽ bị mất đi một nguồn canxi dồi dào. Thay vào đó, mẹ có thể ăn nhiều bông cải xanh, rau xanh đậm, đậu, cá có xương (như cá hồi đóng hộp hoặc cá mòi), ngũ cốc, nước cam và các thực phẩm khác có thể được bổ sung canxi.