Bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Admin
Bướu tuyến giáp hầu hết là lành tính, có thể điều trị bằng thuốc mà không cần phẫu thuật nhưng cũng có những trường hợp không thể điều trị nội khoa. Hãy chú ý đến các triệu chứng bướu cổ để kịp thời thăm khám.
Bướu cổ (bướu tuyến giáp) là một bệnh lý về rối loạn tuyến giáp rất nhiều người mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân khởi phát bướu ở cổ như basedow, thiếu I-ốt, mang thai, tiền sử gia đình,… Vậy bệnh bướu cổ là gì và khi nào cần phải phẫu thuật loại bỏ bướu?
 

Bướu cổ là gì?

 

Bướu cổ là tình trạng xuất hiện bướu ở tuyến giáp do phát triển phình to hơn bình thường, hay còn gọi là bướu tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò tạo ra hormone kiểm soát và ổn định nhịp tim, tốc độ chuyển hóa năng lượng vì thế khi bị bướu cổ, lượng hormone tuyến giáp sẽ trở nên bất ổn, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác.
 
Bướu ở tuyến giáp phát triển to hơn bình thường
Bướu ở tuyến giáp phát triển to hơn bình thường
 
Để xác định được phương án điều trị hợp lý, các bác sĩ sẽ phân loại bướu thành các dạng khác nhau để đánh giá mức độ và nguy cơ đối với sức khỏe của người bệnh. Bướu giáp có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
 
Phân loại theo sự thay đổi chức năng của tuyến giáp: cường giáp, bình giáp, suy giáp
 
Phân loại theo cấu trúc giải phẫu: bướu giáp lan tỏa, bướu giáp nhân, hỗn hợp, nhu mô, thể nang, hỗn hợp nang – nhu mô.
 
Phân loại theo hoàn cảnh khởi phát: bướu giáp đơn phát, thể dịch, thể dịch địa phương.
 
Ngày nay, số lượng người mắc bướu giáp ngày càng tăng. Hầu hết bướu giáp không nguy hiểm nhưng sẽ khiến phần cổ lồi ra, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp suy giáp, cường giáp cũng khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, hồi hộp, giảm cân bất thường, rối loạn nhịp tim,.. Ngay khi có những biểu hiện bất thường, hãy đển gặp các cơ sở chuyên khoa uy tín để được khám và chẩn đoán sớm.
 
Bướu ở cổ thường lành tính và có thể điều trị bằng thuốc nhưng cũng có những trường hợp bướu ác tính gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp cần điều trị ngay như: bướu lành tính nhưng chèn ép vào khí quản, thực quản gây khó thở, khó nuốt; bướu giáp ác tính nghi ngờ ung thư xâm lấn và di căn gây tổn thương não, gan, phổi,…
 

Triệu chứng bướu cổ là gì?

 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bướu giáp chính là sự xuất hiện của cục bướu trên cổ. Với trường hợp bướu thể nhân – nang bướu thường lộ rõ dưới da ở, có thể di động khi nuốt. Bướu giáp hỗn hợp sẽ biểu hiện thông qua các u với nhiều nhân mang hình dáng và kích thước không đồng đều.
 
Trường hợp nổi u đều 2 bên cổ và lan tỏa rộng thì có thể là dấu hiệu của bướu giáp thể nhu mô.
Một số triệu chứng gây ra khi bướu phát triển gồm: Nổi cục u trên cổ, độ lớn tỉ lệ thuận với thời gian phát triển của bệnh; đau và vướng khi nuốt do cục bướu chèn vào khí quản, thực quản; khó thở khi nằm; giọng bị khàn đi.
 
Có nhiều cách nhận biết bướu cổ
Có nhiều cách nhận biết bướu cổ
 
Thông thường, người bệnh sẽ khó có thể phát hiện khi bướu còn nhỏ nhưng vẫn có thể chẩn đoán bệnh sớm qua các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, chụp tuyến giáp, xét nghiệm sinh thiết. Khi thấy cổ phình to ra hoặc có các dấu hiệu bất thường như:  kiệt sức, tăng giảm cân, run tay, đổ mồ hôi, mất ngủ,... cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm, siêu âm. Việc khám sức khỏe định kì là vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm nguy cơ, tăng khả năng điều trị bệnh.

 

Nguyên nhân gây bướu cổ

 

Bướu cổ khá phổ biến ở Việt Nam nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này là gì. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bướu ở cổ nhưng có thể kể tên một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trước tiên, đó là  do thiếu hụt i-ốt. I-ốt là chất có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh hormone của tuyến giáp. Khi chế độ ăn không đảm bảo lượng i-ốt cần thiết, cơ thể sẽ kích thích tuyến giáp tăng kích thước để sản xuất đủ hoóc-môn khiến các cục bướu xuất hiện ngày càng lớn. Bướu cổ do nguyên nhân thiếu i-ốt thường gọi là bướu đơn thuần. Để phòng tránh, các gia đình nên bổ sung i-ốt trong ăn uống mỗi ngày. Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh, thường do bẩm sinh bị rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp tự miễn liên quan đến các bệnh như Basedow, Hashimoto.
 
Thiếu hụt i-ốt gây bướu cổ
Thiếu hụt i-ốt gây bướu cổ
 
Phụ nữ trong thời gian mang thai thần kinh bị kích thích trong thời gian mang bầu khiến tăng nguy cơ mắc bệnh so với người bình thường. Ảnh hưởng của thuốc điều trị thần kinh, rối loạn tâm thần. Môi trường sống bao gồm nguồn nước chứa nhiều canxi, magie làm cho nước có độ cứng cao, ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhất là giai đoạn dậy thì do nhu cầu hormone tuyến giáp cao.
 

Điều trị bướu cổ thế nào?

 
Điều trị bướu giáp có 3 phương pháp chủ yếu gồm điều trị nội khoa, phẫu thuật, i-ốt phóng xạ. Không phải cứ bị bướu là sẽ phải phẫu thuật như nhiều người lầm tưởng, tùy vào loại bướu và mức độ bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
 
Bác sĩ sẽ nhận biết tình hình sau đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp
Bác sĩ sẽ nhận biết tình hình sau đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp
 
Bướu cổ lành tính không gây nhiều nguy hiểm, thường chỉ khiến người bệnh mặc cảm do cục bướu sưng to mất thẩm mỹ. Trường hợp này có thể được chỉ định điều trị bằng nội khoa (sử dụng thuốc). Thuốc tuyến giáp được đưa vào cơ thể nhằm điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp trở lại trạng thái bình thường. Đối với trường hợp bướu ác tính, người bệnh sẽ được các bác sĩ đánh giá và chỉ định phẫu thuật nhằm tránh xâm lấn sang các bộ phận khác. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tất cả hoặc một phần của tuyến giáp. Khi cục bướu phát triển to ra chèn ép khí quản, thực quản khiến người bệnh khó thở, khó nuốt và gặp các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, rụng tóc, tay chân đổ mồ hôi,… thì có thể bướu giáp thuộc loại ác tính và cần phải phẫu thuật gấp trước khi tình hình tồi tệ hơn.
 
Phẫu thuật cũng có thể áp dụng với các trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc khi điều trị nội khoa. Với kĩ thuật ngày càng tiến bộ, mổ bướu giáp cũng không để lại sẹo xấu và hạn chế chấn thương sau phẫu thuật. Iod phóng xạ là phương pháp được dùng trong bướu cường giáp, có tác dụng giảm kích thước khối bướu. Hiện nay, ngoài các biện pháp điều trị kể trên các chuyên gia y tế cũng đưa ra lời khuyên về việc kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm làm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị bướu cổ tốt hơn.
 
 
Như Quỳnh (t/h)