Về nơi chôn cất những vị thái giám triều Nguyễn

Lạnh lẽo và u buồn là cảm giác đầu tiên khi bước chân vào khu lăng mộ chôn cất hàng chục vị thái giám triều Nguyễn.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Ngày nay, nhiều du khách khi viếng thăm chùa Từ Hiếu – một cổ tự nổi tiếng xứ Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thường thắp những nén nhang tỏ lòng thương cảm dành cho những số phận bất hạnh…
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Theo tìm hiểu, hiện nay, bên cạnh chùa Từ Hiếu tồn tại khu lăng mộ thái giám triều Nguyễn rộng chừng 1.000 m2. Trong ảnh: Cổng Tam quan dẫn vào chùa.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 mộ gió (có mộ nhưng không có thi hài). Trong số 25 ngôi, có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Theo như tương truyền, trong quá trình mở rộng Thảo Am Đường thành chùa Từ Hiếu, một thái giám nhà Nguyễn có tên Châu Phước Năng có sự đóng góp không nhỏ. Có lẽ thấu hiểu với số phận hẩm hiu khi chết của những vị thái giám cho nên vị thái giám này đã nhắm chùa làm nơi an nghỉ của đời mình.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Để thực hiện ý nguyện, vị thái giám trên cũng đã kêu gọi các thái giám khác quyên góp mở rộng Thảo Am Đường. Việc này được vua Tự Đức chấp thuận.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Do có công đóng góp xây dựng chùa Từ Hiếu, khi chết các vị thái giám này được chôn cất tại quả đồi nhỏ nằm cạnh chùa. Vì thế, chùa còn có tên là chùa Thái Giám.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Theo tìm hiểu, thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc. Để được vào phục vụ trong cung, thái giám bị cắt bỏ sinh thực khí để tránh “quan hệ” với các phi tần. 
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Như các triều đại phong kiến khác ở Việt Nam, nhà Nguyễn cũng tuyển thái giám vào cung. Mỗi đời vua nhà Nguyễn trung bình có khoảng 200 vị thái giám. 
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Các thái giám sẽ sống trong cung đến cuối đời. Khi về già, họ buộc phải rời Đại Nội, ra dưỡng bệnh hoặc nằm chờ chết tại một tòa nhà ở phía bắc Hoàng thành, gọi là Cung giám viện chứ không được chết ở trong cung.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Trong khu mộ này có một bia đá khắc nội dung nói về số phận hẩm hiu của các thái giám lúc về già: “Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhận thấy rằng phía Tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...”.
ve-noi-chon-cat-nhung-vi-thai-giam-trieu-nguyen
Hằng năm, cứ đến đầu tháng 11 Âm lịch, chùa lại tổ chức hiệp kỵ, cúng viếng cho các vị thái giám.
 

Ngắm mùa thu xứ Huế về trên cây lá Rú Chá

Những ngày này, màu vàng rực rỡ của lá cây Chá trong khu rừng mang tên Rú Chá (tỉnh Thừa Thiên Huế) làm biết bao người mê mẫn với cảnh sắc mùa thu đã về…