Nhập viện điều trị vì rối loạn nhịp tim trong 20 năm qua, nhưng nguyên nhân sâu xa là do trầm cảm
Bà V. chia sẻ, mỗi lần lên cơn tim đập nhanh, bà cảm giác như "sắp chết đến nơi", phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, khi đi khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thì kết quả cho thấy cơ thể bình thường.
Bà phải điều trị nhịp tim nhanh bằng thuốc điều trị nhịp tim. Có đợt ngủ được thì ổn, còn đợt mất ngủ lại lên cơn hồi hộp, tim đập nhanh.
Bác sĩ tim mạch nhận định khả năng bà bị trầm cảm do lo âu căng thẳng nặng nề nên kích hoạt nhịp tim, đề nghị chuyển tới khám tại chuyên khoa Tâm - Thần kinh. Tuy nhiên bà phản đối, cho rằng mình không có vấn đề gì về tâm lý, không có buồn phiền.
Gần đây, khi tần suất những cơn đau tim gia tăng khiến phải vào bệnh viện liên tục, bà mới đồng ý đến bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.
"Dù một số người bệnh có xu hướng không thừa nhận những dấu hiệu stress (rối loạn lo âu) của bản thân nhưng đây là tác nhân kích hoạt hệ thần kinh thực vật của cơ thể, khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái hồi hộp, hoảng loạn, tim đập nhanh.
"Đây là nguyên nhân gốc rễ cần điều trị chứ nếu chỉ trị phần ngọn theo triệu chứng biểu hiện ra ngoài như hồi hộp, tim đập nhanh sẽ không thể hết", bác sĩ Theo chuyên viên tâm lý Bùi Thị Quỳnh Anh, người đi khám trầm cảm ngày một gia tăng (Ảnh: FV).
Chuyên viên tâm lý Bùi Thị Quỳnh Anh - Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện FV cho biết, sau đại dịch Covid-19, người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần, tỷ lệ bệnh nhân đến khám trầm cảm tăng lên rõ rệt, đặc biệt là các thành phố lớn. Do tác động của nhịp độ sống trong xã hội hiện nay cộng với những bất ổn của môi trường xung quanh khiến nhiều người gặp các trở ngại tâm lý.
Biểu hiện phổ biến của bệnh trầm cảm là trầm buồn, mất hứng thú, mất ngủ, có suy nghĩ tiêu cực và muốn tự tử. Nhưng hầu như không phải bệnh nhân nào cũng có biểu hiện này ra ngoài, bằng chứng là trong nhiều trường hợp tự tử, những người thân xung quanh thường không nhận ra những dấu hiệu bất ổn trước đó từ bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị trầm cảm hiện đại
Tại FV, việc điều trị trầm cảm được phối hợp liên chuyên khoa giữa đơn vị Tâm Thần kinh và khoa Tâm lý lâm sàng. Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm cho biết, khi bệnh nhân đến bệnh viện muốn được thăm khám về trầm cảm, đầu tiên, bệnh nhân được tiếp xúc với bác sĩ tâm thần kinh.
Các bác sĩ sẽ trò chuyện với bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh dựa trên các tiêu chí đánh giá về trầm cảm. Bệnh nhân cũng sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để loại bỏ nguy cơ các bệnh có triệu chứng giống trầm cảm như cường giáp, suy giáp, hoặc thiếu máu.
Sau hai bước trên, bác sĩ đã có thể đưa ra đánh giá rằng bệnh nhân đang ở trầm cảm mức độ mấy và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Những bệnh nhân mức độ nhẹ sẽ được chuyển cho chuyên viên tâm lý để trị liệu tâm lý.
Mức độ trung bình cho tới nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp kích thích từ xuyên sọ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bệnh nhân có nhiều vấn đề tâm lý cần tháo gỡ, bác sĩ cũng sẽ phối hợp với chuyên viên tâm lý trước khi điều trị.
"Nhiều bệnh nhân từ chối điều trị tâm thần vì nghe từ tâm thần khá đáng sợ, tuy nhiên sau khi nghe các bác sĩ và chuyên viên tâm lý phân tích kỹ lưỡng, mức độ bệnh, chi tiết về các phương án trị liệu thì bệnh nhân thường sẽ hợp tác hơn", bác sĩ Trâm phân tích.
Hiện nay, FV là một trong những đơn vị tiên phong điều trị trầm cảm nặng bằng phương pháp rTMS. Ưu điểm của phương pháp là tạo sự thoải mái cho bệnh nhân khi tham gia điều trị; phương pháp này không xâm lấn, không sử dụng thuốc và không gây các cơn co giật,...
Với phương pháp rTMS, bác sĩ sẽ sử dụng các điện cực đặt ở đầu, truyền xung từ tính sóng ngắn xuyên qua xương sọ kích thích các tế bào nhằm thay đổi chức năng điện thần kinh của vùng não từ bên ngoài. Các xung từ ngắn, cường độ mạnh được lặp đi lặp lại để kích hoạt các vùng não ít hoạt động trở nên linh hoạt nhờ chất truyền dẫn thần kinh được tái tạo nhiều hơn.
Mục đích của liệu pháp này là chuyển đổi từ một não bộ mất cân bằng sang tình trạng bình thường. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và có thể trở lại làm việc bình thường sau đó.
Theo thống kê của FV, gần 70-80% bệnh nhân điều trị trầm cảm tại FV hồi phục tốt sau chu kỳ đầu tiên áp dụng liệu pháp rTMS. Như trường hợp nữ bệnh nhân L. (55 tuổi, Lâm Đồng), từng phải nhập viện tâm thần vì có hành vi tự sát.
Bà thường xuyên nghĩ tới việc tự sát và luôn thấy buồn bã. Vì muốn thoát ra khỏi tình trạng u ám của bản thân, nên bà đã dùng thuốc quá liều so với bác sĩ chỉ định nhưng vẫn không cải thiện. Khi biết về phương pháp rTMS tại Bệnh viện FV, bà được người nhà đưa đến bệnh viện thăm khám.
"Mỗi tuần bà L. đều từ Lâm Đồng xuống TPHCM để bác sĩ chạy máy rTMS. Sau khi được động viên, kiên trì điều trị đến phiên thứ 15, bệnh nhân cho biết cảm thấy vui hơn", bác sĩ Trâm kể lại.
Bác sĩ Trâm cho hay, sau 1,5 tháng với 30 phiên dùng máy rTMS, mỗi phiên kéo dài 30 phút, tình trạng của bà L. đã cải thiện. Bệnh nhân được khuyến cáo tiếp tục chạy máy rTMS mỗi tháng để duy trì hiệu quả, thăm khám đánh giá định kỳ sau mỗi năm.