Các nhà khoa học ở Nam Cực choáng váng vì chim cánh cụt 'bậy' ra khí cười

Admin
Khó có thể ngờ rằng phân của chim cánh cụt vua đi kèm một lượng khí cười lớn khiến nhiều nhà khoa học tại Nam Cực bị 'say' khi làm việc tại đây.
Mới đây, theo lãnh đạo dự án và giáo sư Khoa học Địa chất và Quản lý Tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Copenhagen, Bo Elberling, thì các con chim cánh cụt vua (còn gọi là chim cánh cụt hoàng đế) đang sản xuất hàm lượng oxit nitric (khí NO) rất cao tại nơi chúng cư ngụ. Theo giáo sư, oxit nitric được bài tiết bởi phân chim cánh cụt có hiệu quả tương tự với loại khí cười an thần mà các bác sĩ nha khoa hay sử dụng. Bởi vậy, không ít các nhà nghiên cứu đã bị 'say' vì số lượng phân 'đồ sộ' của chim cánh cụt bao quanh họ.
 
Hy hữu: 800 hộ dân chìm trong bóng tối vì chú bò “gãi mông” làm đổ cột điện
 
Giáo sư Bo Elberling cho hay: "Sau vài giờ làm việc cần mẫn bên cạnh đống guano (tên gọi phân bị phân hủy tự nhiên của loài chim biển), chúng tôi có thể bị "đơ". Một số người khác còn bắt đầu cảm thấy những cơn buồn nôn và đau đầu vì say loại khí này". Được biết, phân chim cánh cụt có ảnh hưởng xấu tới thiên nhiên. Oxit Nito được cho là gây ô nhiễm môi trường gấp 300 lần so với carbon dioxide. Nitơ được giải phóng từ phân chim cánh cụt vào lòng đất và vi khuẩn đất sẽ biến nó thành oxit nito và khí nhà kính.
 
Dù vậy, các nhà khoa học nói rằng lượng khí thải của chim cụt không cao đến mức có thể gây ảnh hưởng cân bằng năng lượng và năng lượng của Trái đất như trên lý thuyết. Tuy nhiên, giáo sư Elberling vẫn cho rằng đây là một khám phá mới đầy thú vị, cho thấy hiện các đàn chim cánh cụt đang ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng khi số lượng các nơi trú ngụ của chim cánh cụt đang tăng lên.
 
Hy hữu: 800 hộ dân chìm trong bóng tối vì chú bò “gãi mông” làm đổ cột điện
 
Chim cánh cụt hoàng đế đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, khi quần thể lớn thứ hai của loài chim này đang dần biến mất sau 3 năm liên tiếp không thể nuôi lớn được chim con nào. Theo báo cáo của các nhà khoa học vào năm 2019, quần thể chim cánh cụt sinh sống ở vùng biển Weddell của Nam Cực, phần biển phía nam Đại Dương đang bị suy giảm nhanh chóng về số lượng. Theo Khảo sát về Nam Cực của Anh quốc (BAS), trong năm 2017 và 2018, nhiều trận bão lớn liên tục xảy ra khiến rất nhiều chim cánh cụt con tại vùng này mất mạng. Chim cánh cụt vua cần phần băng ổn định để sinh nở, ít nhất trong khoảng từ tháng 4-12 hàng năm.
 
Hy hữu: 800 hộ dân chìm trong bóng tối vì chú bò “gãi mông” làm đổ cột điện
 
Phil Trathan, chuyên gia về chim cánh cụt cho hay: "Không thể khẳng định được rằng sự thay đổi về chất lượng băng ở vùng này bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu, nhưng hiện tượng mất khả năng sinh nở là chưa từng thấy ở vùng này". Các nhà khoa học cho rằng có thể do điều kiện sinh sống không tốt nên quần thể cánh cụt tại đây đã quyết định di cư đến vùng khác để tạo điều kiện sinh nở tốt hơn. Điều này khiến các nhà khoa học lo lắng vì trước đó họ lần tưởng rằng vùng biển này sẽ không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/16/Các nhà khoa học ở Nam Cực choáng váng vì chim cánh cụt 'bậy' ra khí cười_16052020115057.mp4[/presscloud]
 
 
Chi Nguyễn (t/h)