Chuyện kỳ lạ ở hòn đảo cấm phụ nữ, động vật 4 chân `bén mảng` đến gần
16:19 30/09/2020
Ở hòn đảo kỳ lạ này, phụ nữ tuyệt đối không được đặt chân đến nhưng đàn ông có thể thoải mái lên đảo, thoải mái tắm lộ thiên ở hồ nước linh thiêng mà không bị thần linh trừng phạt.
Okinoshima là một hòn đảo nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, giữa đảo chính Kyushu và bán đảo Triều Tiên. Hòn đảo này là một phần của thành phố Takehara, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản.
Okinoshima chỉ có vỏn vẹn 4,3km nhưng lại là nơi sinh sống của 700 con thỏ hoang. Nó từng được mệnh danh là thiên đường của loài thỏ.
Toàn cảnh hòn đảo
Từ thời xa xư, nơi này là cửa ngõ giao thương quan trọng, tạo thành một phần của tuyến thương mại trên biển giữa Nhật Bản vào các nước lân cận. Đây cũng là hòn đảo trao đổi văn hóa giữa người Nhật, Trung và người dân bán đảo Triều Tiên.
Okinoshima còn được biết đến là vùng đất linh thiêng với tín ngưỡng Shinto cổ đại (đây là tín ngưỡng lớn nhất của người Nhật). Nowid dây có di tích tự nhiên cổ đại là ngôi đền Okitsu, thuộc khu đền thờ nữ thần biển cả Munakata Taisha Okitsumiya, được thành lập vào giữa thế kỷ 17.
Theo thời gian, Okinoshima trở thành nơi chôn giữ nhiều báu vật có giá trị. Hiện có đến 120 ngàn vật quý giá được tìm thấy trên đảo. Tất cả những hiện vật này đều được coi là báu vật quốc gia.
Hòn đảo linh thiêng này cũng có nhiều quy định nghiêm ngặt. Mỗi năm, đảo chỉ đón tiếp một lượng khách nhất định tới tham gia lễ hội truyền thống trong hai tiếng vào ngày 27/5 để tưởng niệm những thủy thủ thiệt mạng trong một trận chiến hải quân trong chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905.
Phụ nữ và động vật 4 chân bị cấm lên đảo này
Đặc biệt, ở hòn đảo này có luật lệ phân biệt giới tính. Không ai biết chính xác tại sao phụ nữ lại bị cấm đến đảo, chỉ biết rằng, luật lệ này đã có từ thời xa xưa và bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo Shinto. Người ta đồn rằng nếu phụ nữ tới gần đền Okitsu, thuộc khu đền thờ nữ thần Munakata Taisha, sẽ bị hoá đá.
Người dân địa phương tôn trọng các luật lệ bởi họ tôn trọng sự linh thiêng ở trên hòn đảo, đó là nơi các vị thần cư ngụ. Chuyện cấm phụ nữ đặt chân đến đảo có từ lâu đời và vẫn được duy trì đến ngày nay.
Nhiều cụ bà cho rằng, phụ nữ đặt chân đến đảo làm vấy bẩn, ô uế, ảnh hưởng đến sự tu luyện của các tu sĩ như sự thiêng liêng của đảo.
Ông Takayuki Ashizu, làm nhiệm vụ cai quản và canh giữ ngôi đền thiêng trên đảo cho biết: “Luật cấm phụ nữ được giữ vững suốt nhiều thế kỷ qua. Luật này hoàn toàn không liên quan đến việc phân biệt đối xử, phân biệt giới tính. Việc vượt biển lên đảo rất nguy hiểm. Bởi họ là giới tính sinh con đẻ cái, mang trọng trách sản sinh thế hệ nối dõi của loài người và luật của chúng tôi là phải bảo vệ phái yếu”.
Còn chính quyền địa phương thì cho biết, dù chỉ nói là cấm phụ nữ nhưng thực tế, hòn đảo này cấm hầu hết mọi đối tượng, trừ những thầy tu tới để tu luyện. Khách viếng thăm là nam giới cũng phải tuân thủ các luật lệ trên đảo.
Dù đã được công nhận là di sản văn hóa nhưng hòn đảo này vẫn cấm phát triển du lịch
Theo đó, nam giới được tự do lên đảo, thoải mái tắm lộ thiên ở những hồ nước linh thiêng mà không lo bị thần linh trừng phạt. Đây là một nghi lễ thanh tẩy tồn tại hàng thế kỷ qua, bao gồm trút bỏ trang phục và trải qua nghi lễ misogi - tắm biển khỏa thân, ngâm mình dưới đại dương để tẩy rửa bụi trần, sau đó mới được phép đặt chân lên mặt đất linh thiêng của đảo.
Họ xem đây là cách thức để ban phúc. Theo quy định, khách nam khi lên đảo không được mang theo bất cứ món đồ nào trên đảo, cho dù là nhành cây, ngọn cỏ. Họ cũng không được tiết lộ cho ai biết về chuyến viếng thăm. Ngoài ra, động vật 4 chân cũng bị cấm cho lên đảo.
năm 2009, hòn đảo được đề cử như là một Di sản dự kiến của UNESCO với tên gọi “Đảo linh thiêng Okinoshima”. Đến tháng 7/2017, nhờ giá trị văn hóa, Okunoshima đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới.
Thông thường, khi đã vào danh sách của UNESCO thì các địa danh sẽ trở thành địa điểm du lịch hút khách song hòn đảo này đưa ra lệnh cấm các hoạt động du lịch trong tương lai. Đảo chỉ cho phép đạo sư tới đây. Họ sợ rằng, khách đến đảo đông đúc đe dọa sự linh thiêng và hủy hoại vẻ nguyên sơ, độc đáo của hòn đảo.
Theo Thanh Mai/SKCĐ