Bị đóng băng ở nhiệt độ -30 độ C vào một đêm định mệnh
Cô gái Jean Hilliard, 19 tuổi, sống ở quê nhà nhỏ Lengby, bang Minnesota (Mỹ) vào tháng 12/1980. Trong một đên thời tiết lạnh giá, nhiệt độ giảm xuống âm 22 độ F (-30 độ C). Cô Jean Hilliard lúc đó lái xe từ nhà bạn về nhà cha mẹ ở Lengby, Minnesota.
Đang đi xe bất chợt, cô gái lạc tay lái và lao chệch khỏi đường khiến cho toàn bộ chiếc xe dừng lại và chết máy. Lúc này Jean quyết định đi bộ đến nhà Wally Nelson gần nhà một người bạn cô quên, cách đó khoảng 3,2 km. Cô đi trong đêm rơi lạnh giá và mắt cô mờ dần.
Khoảng 7h sáng, người bạn tên Wally ra ngoài và phát hiện Hilliard đã đóng băng nằm trên bãi cỏ phía trước nhà anh, đôi mắt cô mở to sợ hãi.
Người bạn này kể lại "Tôi túm lấy cổ áo cô ấy và cố kéo vào hiên nhà. Tôi nghĩ cô ấy đã chết vì toàn thân cô đông cứng nhưng tôi vẫn thấy có một vài bong bóng bay ra từ mũi", Wally Nelson nhớ lại. Rồi Wally đã nhanh chóng đưa Hilliard vào xe và đưa cô đến bệnh viện gần nhất ở Fosston. Ở đó, các bác sĩ cho biết không có hy vọng về việc hồi sinh Jean Hilliard.
Trong khi các bác sĩ khi đó gần như không còn thấy được hy vọng sống của Hilliard bởi cô đã bị đông đá khá lâu phần da cô bị đóng băng tới mức họ không thể tiêm được nữa nó hệt như một cục thịt đóng đá lâu ngày vậy. Nhiệt độ cơ thể của cô rất thấp vì nó còn không thể hiện được trên nhiệt kế ai cũng nghĩ cô ấy đã chết.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn tiên hành làm ấm cơ thể cô bằng miếng sưởi ấm. Và thật may mắn điều kỳ diệu đã xảy ra. Sau khi băng tan hết nhịp tim của Jean chỉ đập 8 lần mỗi phút. Nhiệt độ cơ thể khoảng 26 độ C. Nhưng sau đó các bác sĩ chợt nghe thấy âm thanh rất nhỏ từ Hilliard. Họ biết có thể cô ấy còn chút sự sống và cố gắng để cứu chữa.
Và đến khoảng 11h trưa, Hilliard bắt đầu có biểu hiện co giật và lấy lại được ý thức một cách thần kỳ. Tất cả các bác sĩ và mọi người xung quanh có mặt tại đó đều vô cùng kinh ngạc
Vì sao một cơ thể có thể sống sót trong trạng thái rắn khi bị đông lạnh?
Không giống như nhiều vật chất, nước chiếm một thể tích lớn khi ở thể rắn, và thậm chí còn nhiều hơn cả khi ở thể lỏng.
Sự giãn nở theo nhiệt độ này là một tin xấu đối với các mô tế bào bị nhiễm lạnh, vì chất lỏng bên trong cơ thể có nguy cơ bị phồng lên đến mức làm vỡ tung các mạch máu, hay xuyên thủng màng tế bào.
Tuy nhiên, cơ thể của Hilliard lại chưa gặp phải những tình trạng này. Theo lý giải của khoa học, rất có thể nạn nhân dù bị hạ thân nhiệt, nhưng vẫn có nhiệt độ cao hơn nhiều so với mức đóng băng.
Nếu cơ thể người bị lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng hạ thân nhiệt. Sự nguy hiểm của hiện tượng hạ thân nhiệt phụ thuộc vào từng mức độ giảm nhiệt cơ thể. Cụ thể khi xuống mức 32 độ C, cơ chế bù trừ nhiệt độ của cơ thể bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí người bệnh có thể bị mất trí nhớ. Khi xuống mức 27 độ C, nạn nhân bắt đầu mất ý thức. Khi còn dưới 21 độ C, trạng thái hạ thân nhiệt nặng sẽ diễn ra, và có thể dẫn tới tử vong.
Kỷ lục ghi nhận thân nhiệt thấp nhất của một người trưởng thành mà vẫn sống sót là ở 13,7 độ C. Ở thời điểm đó, người này đã bị ngâm trong nước lạnh và đóng băng trong thời gian khá lâu.
Trên thực tế, cơ thể người hay bất kỳ loài động vật nào cũng sẽ trở nên căng cứng một cách rõ rệt khi gặp phải tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Điều này dễ gây nhầm lẫn với tình trạng đóng băng, dù mức độ nghiêm trọng của 2 trạng thái này là khác nhau.
Đối với Hilliard, cơ thể của cô có lẽ đã gặp phải tình trạng căng cứng giống như khi xảy ra với một xác chết. Điểm lợi của trạng thái này đó là cơ thể sẽ tự động "đóng" các kênh dẫn đến mạch máu dưới da, nhằm giữ cho các cơ quan bên trong vẫn hoạt động ổn định.
Cơ chế này hoạt động hiệu quả đến mức rất dễ khiến người ta lầm tưởng rằng nạn nhân đã chết, với biểu hiện hoàn toàn lạnh ngắt khi chạm vào và không có dấu hiệu của sự sống. Thậm chí nhịp tim cũng được đưa về ở mức rất thấp.
Khi cơ thể rơi vào trạng thái này, các nhân viên y tế sẽ rất khó để cứu giúp nạn nhân, vì họ không thể dùng kim tiêm để xuyên qua lớp da do các tĩnh mạch bị co thắt nặng nề, và tình trạng mất nước khiến chúng ép chặt vào các cơ bên trong.
Nạn nhân lúc này cũng ở trạng thái cực kỳ nguy hiểm, và cận kề cái chết nếu như không có sự can thiệp kịp thời.
Những điều này cho thấy Hilliard đã hoàn toàn may mắn và sống sót một cách thần kỳ khi cô thực sự đã "đối mặt với tử thần".
Sau khi gần như trở lại từ cõi chết, Hilliard sống cuộc đời như người bình thường. Cô kết hôn, sinh con rồi ly hôn. Thế nhưng, người phụ nữ này không bao giờ đi trên con đường đầy băng ấy vào ban đêm thêm một lần nào nữa.
Câu chuyện cũng cho thấy những điều tuyệt vời mà cơ thể con người có thể đạt được. Dẫu vậy, chúng ta không nên trông chờ vào may mắn, vì rất ít người có khả năng chịu đựng sự thay đổi trạng thái khắc nghiệt tới như vậy.
Linh Chi (T/h)