Theo lời Tào Tháo: “Nếu thiên mệnh chỉ trúng tôi, vậy thì tôi sẽ làm Cơ Xương Chu văn Vương!". Thế nhưng cái chết của tướng tài mới là nguyên nhân khiến việc xưng đế vương của Tào Tháo mãi mãi chỉ là một giấc mơ.
Tào Tháo là một trong những nhân vật lịch sử
Trung Quốc gây nhiều tranh cãi nhất. Xuất thân tầm thường nhưng lại là người có chí hướng, có tham vọng, cùng sự khôn ngoan, ông đã vùng lên trong loạn Đổng trác những năm cuối thời Đông Hán.
Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về Tào Tháo, "Tam Quốc diễn nghĩa" miêu tả ông là một điển hình của một người gian xảo, đa nghi và độc ác, hơn nữa ảnh hưởng lại rất sâu rộng. Thế nhưng, ngày nay đa số các ý kiến đều cho rằng ông là kiểu người hành sự cương quyết. Vậy nên, lúc sinh thời rất ít khi vì cái nhìn của người khác mà thay đổi quyết định của mình.
Hình ảnh cương nghị của Tào Tháo trong phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa"
Có lẽ đây cũng là lý do khiến năm ông từng hạ thủ không chút nương tay với gia khuyến Lã Bá Xa, Dương Tu hay Khổng Dung...
Từng có những bài phân tích sâu về Tào Tháo, tờ Phượng Hoàng (Ifeng – Trung Quốc) nhận định, Tào Tháo cả đời “thà phụ người trong thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta", thế nhưng cuối cùng vẫn không khỏi nuối tiếc khi bỏ đi một nhân tài hiếm có bên cạnh mình.
Nhân vật được cho là để lại nhiều tiếc nuối và thậm chí còn khiến vị quan chủ này không thể xưng đế chính là Tuân Úc – người đứng đầu trong tập đoàn mưu sĩ của thế lực Tào Tháo năm xưa.
Lý tưởng của đại mưu sĩ hàng đầu dưới trướng Tào Tháo: Thân ở Tào doanh nhưng lòng vẫn hướng về Hán thất?
Tuân Úc (163 – 212), biểu tự Văn Nhược, là một mưu sĩ nổi danh vào cuối thời Đông Hán. Ông là người có công lớn giúp Tào Tháo gây dựng sự nghiệp thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Vị mưu sĩ họ Tuân lúc sinh thời một lòng theo phò tá Tào Tháo, ngay từ buổi vị quân chủ họ Tào còn chưa có căn cơ vững chắc, chưa bành trướng được thế lực.
Theo tờ Phượng Hoàng, Tuân Úc đi theo Tào Tháo là bởi tin tưởng người này có tài năng, có thể trở thành chiến thắng cuối cùng trong thế cục tranh hùng khi đó.
Tuân Úc chính là người cùng với Trình Dục tham mưu cho Tào Tháo đón Hán Hiến Đế đến Hứa Xương vào năm đầu Kiến An (năm 196 sau Công nguyên) và bắt đầu giai đoạn lịch sử "mượn danh nghĩa thiên tử thống lĩnh chư hầu", biến vị hoàng đế 15 tuổi thành con rối của mình, biến sứ mệnh của mình trở nên danh chính ngôn thuận.
Tuân Úc là mưu sĩ số 1 của Tào Tháo
Dựa vào con át chủ bài là hoàng đế này, Tào Tháo chiếm một lợi thế tuyệt đối trong chính trị, từ đó, diệt Viên Thiệu, bình Lữ Bố, dần dần thống nhất lưu vực sông Hoàng Hà, khôi phục lại chức thừa tướng, phong Ngụy Vương, và tạo nên bá nghiệp, đặt nền móng cho cục diện chân vạc Tam Quốc.
Xét về tuổi tác, Tuân Úc ít hơn Tào Tháo vài tuổi, nhưng mỗi lần có chuyện khó quyết Tào Tháo lại hỏi ý kiến Tuân Úc trước tiên. Đồng thời cũng để giúp ông đề ra chiến lược giải quyết.
Bên cạnh đó, Tuân Úc còn tiến cử cho Tào Tháo không ít nhân tài cốt cán như Tư Mã Ý, Quách Gia, Trần Quần... Tuân Úc luôn dược Tào Tháo ca ngợi là “Tử Phòng” của mình, hàm ý so sánh với ông Trương Lương – một trong Hán sơ Tam kiệt trứ danh từng giúp Lưu Bang lập quốc.
Nhờ có nhiều công lao Tuân Úc từng được phong làm Vạn Tuế đình hầu. Từ đó có thể thấy, trong mắt Tào Tháo, Tuân Húc luôn được xem là vị công thần sở hữu vai trò và chiến công không thể thay thế.
Mặc dù hết lòng phò tá Tào Tháo nhưng sâu trong trâm trí, Tuân Úc vẫn muốn phục hưng Hán thất. Đây chính là nguồn cơn cho tấm bi kịch của cuộc đời ông về sau.
Cái chết của Tuân Úc và yếu tố khiến Tào Tháo phải từ bỏ giấc mộng đế vương
Sau khi Tào Tháo bình định Viên Thiệu, diệt trừ tàn dư của đảng phái còn lại của họ Viên. Từ đó, nội bộ triều đình Đông Hán dần xuất hiện hai phe pháo cánh là Hán thần (những người trung thành với Hán thất) và Ngụy thần (những người chỉ ủng hộ Tào Tháo).
Thực tế, không ít những thuộc hạ thân tín của Tào Tháo đều quyết định đi theo còn đường trở thành Ngụy thần với hy vọng nếu sau này quân chủ xưng đế thì họ sẽ nghiễm nhiên là khai quốc công thần.
Về phần Úc, mặc dù là nhân vật cốt cán trong hàng ngũ của tập đoàn chính trị Tào Ngụy ngay từ đầu. Thế nhưng thay vì làm một Ngụy thần, nhưng ông lại lựa chọn trở thành một trung thần của nhà Hán.
Từ khi thế lực của Tào Tháo lớn mạnh, Hán Hiến Đế cũng như tôn thất họ nhà Hán dần trở nên không có quyền hành. Năm 212, Tào Tháo khi ấy đã làm tới chức Thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng vẫn có mưu đồ muốn thăng lên tước Công, được ban Cửu tích, lấy Ký Châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong
lãnh thổ nhà Hán.
Trong bối cảnh này, Tào Tháo cho mưu sĩ Đổng Chiêu thăm dò ý kiến của Tuân Úc. Tuy nhiên, mưu sĩ họ Tuân không đồng tình và cho rằng: “Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công".
Ân hận lớn nhất cuộc đời Tào Tháo
Sau này kế hoạch đó bị hoãn lại, nhưng Tào Tháo vẫn đem lòng nghi ngờ Tuân Úc. Đồng thời, thấy Tuân Úc một mực phò tá Hán thất, Tháo Tháo bắt đầu xa lánh vị mưu sĩ này. Đồng thời loại bỏ vai trò Thượng thư lệnh của ông và điều ra khỏi kinh.
Năm 212, Tuân Úc nhận lệnh ra lĩnh quân tại huyện Tiêu. Nhưng trên đường đi ngã bệnh, qua đời ở tuổi 50. Cho tới nay, chân tướng về cái chết của mưu sĩ họ Tuân vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi.
Sự ra đi của mưu sĩ họ Tuân đã ảnh hưởng không nhỏ đến giấc mộng xưng đế của Tào Tháo. Cái chết đó không chỉ khiến Tào Tháo mất đi đầu não mưu lược mà còn àm cho ông nhận ra sự thật: Ngay trong số các thân tín dưới trướng ông còn có những đem lòng phò tá Hán thất, vậy nếu gia tộc họ Tào lật đổ Hán triều để tự lập đế nghiệp, thì thứ họ nhận lại có lẽ không phải là sự ủng hộ của bách tính trăm họ hay bá quan văn võ, mà rất có thể lại là kết cục bi thảm giống như Viên Thuật năm xưa.
Theo đánh giá của tờ Phượng Hoàng, sự ra đi của Tuân Úc còn khiến Tào Tháo nhớ về lý tưởng từng tồn tại trong lòng đó là dốc lòng phò tá cho đại nghiệp Hán triều.
Sử sách Trung Quốc có ghi, năm 20 tuổi Tào Tháo đỗ Hiếu liêm, giữu chức Bắc bộ úy (coi giữ phía bắc) ở kinh thành Lạc Dương. Những năm tháng ấy ông sống liêm minh, đặt roi ngũ sắc trước cửa công đường, hễ kẻ nào phạm tội đều trị thẳng tay, không vị nể tư tình hay kiêng dè quyền thế.
Sau này khi giữu chức tướng quốc nước Tế Nam, liên tiếp đứng ra tố cáo các quan tham phạm pháp. Danh tiếng của ông khi đó nổi tiếng khắp nơi, cũng vì vậy mà có người từng ví ông như một "năng thần thời trị".
Tiếc rằng, dù những biến cố thời đại trở thành bệ đỡ giúp Tào Tháo bộc lộ bản lĩnh chính trị kiệt xuất; giúp ông có thêm dã tâm và khao khát quyền lực. Nhưng để rồi, trong mắt nhiều người, ông vẫn là “gian hùng thời loạn”.
Tào Tháo từ khi đỉnh cao danh vọng cho đến cuối đời vẫn chưa thể xưng đế. Nhiều ý kiến cho rằng, chính cái chết của Tuân Úc đã thức tỉnh ông. Cũng có người khẳng định việc Tào Tháo an phận làm Ngụy vương chẳng qua là vì chưa tới thời điểm chín muồi mà thôi.
Dù sự thật có như thế nào thì việc Tào Tháo mất đi một ái sĩ như Tuân Úc chính là “thiệt hại”lớn nhất trong đời cầm quân bình thiên hạ của ông.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/16/giac-mong-xung-de-cua-tao-thao-khong-thanh-hien-thuc-vi-danh-mat-di-tuong-tai-3_16072019235533.mp4[/presscloud]
Bài phát biểu gây chấn động ở Đài Đổng Tước
Thu Nga (t/h)