Bệnh giun phổi chuột: Xác nhận thêm 3 trường hợp du khách mắc phải ở Hawaii

Gần đây, đã có thêm 3 du khách mắc bệnh giun phổi chuột ở Hawaii, nâng tổng số ca bệnh từ năm 2018 đến nay lên 10 người.
Ba trường hợp mới được xác nhận bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ không có quan hệ với nhau, được xác định là ba du khách trưởng thành đến từ đại lục Hoa Kỳ.
 
Điều đáng nói là, tất cả năm trường hợp của năm nay đều được phát hiện trên đảo Hawaii, ở hòn đảo lớn nhất tại đây (Big Island).
 
Nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng
 
Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ra loại bệnh được biết tới do angiostrongyliasis. Angiostrongylus cantonensis là một loại giun ký sinh ở phổi của chuột. Ký sinh trùng giun tròn loại Angiostrongylus cantonensis còn gọi là giun mạch. Loại bệnh này thường nhẹ và không bị phát hiện.
 
giun phổi chuột
 
Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ra loại bệnh được biết tới do angiostrongyliasis.
 
Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, giun phổi chuột cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và tủy sống. Ngoài ra, nó còn kèm thêm các triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là đau đầu dữ dội và cứng cổ. Các trường hợp nghiêm trọng nhất sẽ gặp phải các vấn đề thần kinh, đau dữ dội và tàn tật lâu dài.
 
Ba trường hợp ở Hawaii không xác định được thời điểm nhiễm trùng chính xác, mặc dù một người nhớ trước đó từng ăn nhiều 'xà lách tự chế', trong khi một người khác ăn trái cây, rau và các loại thực vật khác mang từ đất liền. 
 
Theo Bộ y tế Hoa Kỳ, một trong số 10 trường hợp xác nhận vào năm ngoái đã rõ nguyên nhân là cố tình liều lĩnh ăn một con sên. Hầu hết mọi người bị bệnh đều do vô tình ăn phải một con ốc sên hoặc sên bị nhiễm ký sinh trùng.
 
Bệnh thường kéo dài từ hai tuần đến hai tháng. Trung bình, thời gian ủ bệnh là từ một đến ba tuần. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể ủ bệnh chỉ trong một ngày hoặc trong sáu tuần.
 
Loài đặc hữu ở Hawaii
 
Heather Stockdale Walden - trợ lý giáo sư về ký sinh trùng tại Đại học Florida đã từng chia sẻ trên CNN trước đây: "Bệnh giun phổi chuột "đã lưu hành ở Hawaii trong ít nhất 50 năm".
 
Ký sinh trùng hoàn toàn có thể trưởng thành ở chuột. Ốc sên khi ăn phân chuột có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho phép ký sinh trùng phát triển đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm trùng, mặc dù không bao giờ trưởng thành hoàn toàn (và do đó nó không bao giờ có khả năng sinh sản).
 
giun 2

Ốc sên khi ăn phân chuột có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho phép ký sinh trùng phát triển. 
 
Khi ký sinh trùng xâm nhập vào người, nó có thể 'bị lạc' và trong một số trường hợp sẽ di chuyển lên não".
 
Trong những trường hợp như vậy, nó sẽ gây ra viêm màng não, tổn thương tủy. Ký sinh trùng có thể di chuyển đến mắt và gây nguy hiểm. Trường hợp nặng cần được phẫu thuật cắt bỏ, còn bệnh nhân nhẹ và đơn giản nên để tự khỏi.
 
May mắn thay, những người bị bệnh giun phổi chuột không truyền nhiễm.
 
Ngăn ngừa nhiễm trùng
 
Giám đốc Y tế Hawaii - Bruce Anderson - nêu rõ trong một tuyên bố: "Điều quan trọng nhất, chúng tôi đảm bảo cho du khách biết các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện để ngăn ngừa bệnh giun phổi chuột". 

Biện pháp cần nhớ đó là, bạn nên rửa tất cả các loại trái cây và rau quả - đặc biệt là rau xanh - bằng nước sạch, loại bỏ sạch sên hoặc ốc nhỏ. Các loài ốc sên và chuột cần phải được 'kiểm soát' xung quanh nhà, vườn và trang trại bằng cách dọn sạch các mảnh vụn nơi chúng có thể sống, cũng như sử dụng bẫy và mồi.
 
chuôttj
 
Tránh để chuột xuất hiện và sinh sống trong khu vực nhà của bạn. 
 
Kiểm tra, rửa và lưu trữ sản phẩm trong các thùng chứa kín, bất kể bạn mua nó từ một nhà bán lẻ địa phương, chợ nông sản hay hái nó từ ngay vườn sau nhà.
 
Được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1935, bệnh giun phổi chuột đã lan sang Châu Á, Úc, Châu Mỹ (bao gồm Brazil, các đảo Caribbean và Hoa Kỳ) và các đảo Thái Bình Dương. Hơn 2.800 trường hợp nhiễm trùng ở người đã được báo cáo ở 30 quốc gia.
 
Bất cứ ai lo lắng bản thân bị nhiễm bệnh nên tham khảo ý kiến ​​nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
 
Thùy Nguyễn (Theo CNN)