Việc nên hay không nên đi đám ma vào ngày mùng 1 âm lịch là điều mà không ít người thắc mắc. Dưới đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề này, kèm theo những điều kiêng kị trong mùng 1.
Mùng 1 đi đám ma có sao không?
Người Việt nói chung và người Á Đông nói riêng đều tâm niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì thế, bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt còn vô cùng cẩn thận và kiêng kị những điều được cho là xui xẻo, nhất là trong những ngày như mùng 1 đầu tháng hay rằm.
Có lẽ ai cũng ít nhiều biết được những điều kiêng kị, không nên làm trong ngày mùng 1 đầu tháng để tránh mang lại đen đủi cho bản thân. Tuy nhiên, cũng có không ít người thắc mắc rằng liệu việc đi đám ma vào mùng 1 có đen hay không.
Trên thực tế, từ trước đến nay không có một quan niệm hay phong tục cụ thể nào nhắc đến điều này. Tuy nhiên ông bà ta cho rằng việc đi phúng đám ma vào đúng ngày mùng 1 không mang lại xui xẻo như nhiều người nghĩ và hoàn toàn không “vi phạm” điều kiêng kị nào.
Việc đi đám ma vào mùng 1 đầu tháng không phải là điều kiêng kị
Ở nước ta, phong tục ma chay đã có từ lâu đời và được giản lược qua nhiều thế hệ. Hiện nay, hầu hết các gia đình sẽ tổ chức đám ma trong khoảng 3 ngày. Nhờ đó, nếu không muốn đi phúng viếng vào hôm
mùng 1, bạn hoàn toàn có thể chọn lựa một ngày gần kề.
Trong trường hợp không sắp xếp được thời gian, bạn nên lựa chọn trang phục tối màu như xám, xanh đen, chứ không mặc đồ màu đen/trắng để đi dự đám tang. Điều này vừa giúp bạn tránh được việc ăn mặc quá lòe loẹt vừa phù hợp với kiêng kị về màu sắc tối trong ngày mùng 1.
Ngoài ra, khi đi phúng viếng, bạn cũng nên chú ý không nói cười to trong đám tang, nô đùa ầm ĩ, để chuông điện thoại to,… để tránh gây phiền phức cho chủ nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bỏ vài nhánh tỏi vào trong túi hay bôi dầu lên cơ thể. Theo quan niệm phương Đông, việc làm này có thể giúp xua đuổi ma quỷ, còn dưới góc nhìn của khoa học thì tỏi và dầu có tác dụng sát trùng, bảo vệ cơ thể khỏi khí lạnh.
Việc đi phúng viếng thể hiện sự tôn trọng, quý mến của bạn đối với người đã khuất. Đây được coi như là lời chào hỏi, đưa tiễn cuối cùng dành cho người mà ta hương yêu, quý mến. Do vậy, câu trả lời cho vấn đề “Có nên đi đám ma vào ngày mùng 1 hay không?” hoàn toàn nằm ở bản thân bạn, ở độ
mê tín và mức độ tình cảm bạn dành cho người đã khuất.
Những điều kiêng kị khác trong ngày mùng 1 cần lưu ý
Kiêng làm vỡ bát đĩa, ấm chén, gương
Ông bà ta cho rằng việc đánh vỡ các vận dụng như bát đĩa, ấm chén, gương là điềm báo của việc chia ly, đổ vỡ, cãi vã trong gia đình. Do đó vào các ngày đầu tháng, bạn nên cẩn thận và tránh làm đổ vỡ đồ vật trong nhà để tránh rước đen đủi về cho gia đình.
Kiêng làm vỡ chén đĩa trong mùng 1 đầu tháng
Kiêng cắt tóc, móng tay, móng chân
Người ta cho rằng việc cắt tóc, móng tay, móng chân vào mùng 1 đồng nghĩa với việc tự cắt đi tài lộc, may mắn của bản thân. Chúng là một phần của thân thể nên nếu cắt đi sẽ dẫn đến sự không tròn trịa, vẹn toàn, từ đó kéo theo những điều kém may mắn.
Kiêng cho vay hay trả nợ
Dân gian thường hay tránh cho vay hay trả nợ vào đầu tháng vì sợ “dông”. Vay/trả nợ đầu tháng được cho là sẽ khiến người đó cả tháng phải vay mượn hoặc loay hoay trả nợ nần, hoặc là điềm báo mất đi tài lộc.
Kiêng quan hệ nam nữ
Quan niệm từ ngày xưa cho rằng việc
quan hệ nam nữ vào ngày mùng 1 sẽ dẫn tới nhiều vận đen, thậm chí là đại hạn. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người không còn khắt khe đối với việc này.
Kiêng đi thăm sản phụ
Ông bà ta cho rằng việc đi thăm phụ nữ đẻ trong ngày đầu tháng được cho là mang vận xui đến cho gia đình, bản thân, nhất là đối với những phụ nữ mang thai đi thăm bà đẻ. Thông thường, người Việt sẽ đợi đến lúc em bé đủ tháng mới đi thăm.
Theo Mai Lý/SKĐS