Không muốn viêm mũi dị ứng trở nặng, người bệnh nhất định tránh xa những thực phẩm này

Admin
Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng cho người bệnh viêm mũi dị ứng, nếu ăn uống không đúng cách, chỉ khiến bệnh tình bạn thêm nặng, khó chữa.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng là điều kiện để quyết định cho tình trạng sức khỏe của bạn, tuy nhiên, cần được bổ sung đúng cách.

Đối với người bệnh viêm mũi dị ứng, bên cạnh những loại thực phẩm được khuyên dùng, tốt cho quá trình trị bệnh, cũng nên lưu ý để tránh dùng những sản phẩm sau:

Protein bề mặt thực phẩm

 

Một số protein bề mặt của thực phẩm tươi sống có thể kích thích một số phản ứng dị ứng ở 25% người bị viêm mũi dị ứng. Biểu hiện của dị ứng thường gặp là: Ngứa môi, miệng hoặc cổ họng, phản ứng này đối với các protein thực phẩm xuất hiện ngắn ngủi, không giống như bị dị ứng thức ăn thật.
 
Không muốn viêm mũi dị ứng trở nặng, người bệnh nhất định tránh xa những thực phẩm này
Khi bị viêm mũi dị ứng, cần tránh ăn hải sản (tôm, cua, mực, cá biểm ốc,…), thịt bò, thịt gà,…

Trái cây dính phấn hoa


Có một số trái cây sẽ kích thích dị ứng phấn hoa ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với giống cúc vàng, nên tránh ăn chuối, dưa hấu và bí ngòi, bởi các thực phẩm này chứa phấn hoa thực phẩm phân tử giống cúc vàng.
 

Rau quả tươi chứa protein giống phấn hoa

 

Một trong số đó là ngô và cần tây. Cần tây chứa protein giống phấn hoa cỏ, là một một chất kích thích mạnh đối với dị ứng. Trong quá trình chế biển, bạn cần loại bỏ vỏ của chúng rồi mới nấu, khi đó các protein gây dị ứng của rau củ quả sẽ mất đi.

Chất phụ gia

 

Không muốn viêm mũi dị ứng trở nặng, người bệnh nhất định tránh xa những thực phẩm này
Hạn chế ăn những thực phẩm, nguyên liệu cay nóng
 
Có một số chất phụ gia thực phẩm nhân tạo có thể làm bệnh viêm mũi dị ứng thêm trầm trọng. Những chất phụ gia trong các chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu. Hay các thủ phạm thường gặp nhất, bao gồm FD & C nhuộm màu váng số 5, bột ngọt và benzaldehyde.
 

Rau thơm và hạt

 

Cỏ phấn hương, một chất gây dị ứng phổ biến được biết đến cho người viêm mũi dị ứng, tồn tại trong gia đình cùng loại như hoa cúc và Echinacea. 2 loại thảo mọc này được tìm thấy trong trà, hỗ trợ miễn dịch và bổ sung thảo dược. Các loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, hạt hướng dương có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng.
 

Đồ uống có cồn, chất kích thích


Đối với người bệnh viêm mũi dị ứng, những thức uống có cồn hay chất kích thích có thể tác động làm vết thương lâu lành hơn, kích thích niêm mạc mũi chảy dịch nhiều, khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Do đó, cần tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có gas,…
 
Không muốn viêm mũi dị ứng trở nặng, người bệnh nhất định tránh xa những thực phẩm này
Người bệnh viêm mũi dị ứng không nên uống rượu, bia, chất kích thích

Một số thực phẩm làm tăng tình trạng viêm mũi dị ứng cần tránh như đồ ăn cay nóng, ớt, tiêu, quế, rau muống,… Cũng nên hạn chế ăn các món chiên,, xào mà thay vào đó hãy hấp, luộc để đảm bảo dinh dưỡng, không chứa chất độc hại khi mũi đang bị viêm.

Tuyệt đối không dùng đồ ăn, đồ uống lạnh

 

Những thúc uống lạnh chính là tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi, tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Thường xuyên ăn các thức ăn, đồ uống lạnh, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ nặng thêm. Do đó, trong thời gian bị viêm mũi dị ứng nên tránh ăn kem, đồ uống ướp lạnh.

Trên đây là những thực phẩm mà bệnh nhân viêm mũi cần chú ý tránh khỏi, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/08/viem-mui-di-ung_08042020132009.mp4[/presscloud]
Viêm mũi dị ứng
 
 
 Minh Tú (t/h)