Chị em có 4 yếu tố tiền sử này có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung ngay cả khi còn trẻ

Chị em phụ nữ trong lối sống sinh hoạt hằng ngày hoặc tiền sử bản thân có các yếu tố này cần tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm vì nguy cơ mắc bệnh kể cả khi còn trẻ tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Virus gây u nhú ở người (virus HPV), lây truyền qua đường tình dục, là nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung với hai chủn g thường gặp gây ung thư là HPV-16 và HPV-18.
 
4 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung
 
Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, xảy ra phổ biến ở những người trên 30 tuổi. Cá biệt có các trường hợp mắc bệnh khi tuổi mới đôi mươi và chưa từng quan hệ tình dục. Các chuyên gia cảnh báo một số yếu tố khiến chị em dễ mắc ung thư cổ tử cung dù tuổi đời còn rất trẻ.
 

1. Tiền sử quan hệ tình dục


Tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư. Người ta gọi ung thư cổ tử cung là căn bệnh do "yêu" sớm. Bởi lẽ khi quan hệ tình dục ở độ tuổi quá trẻ, cổ tử cung đang trong giai đoạn phát triển và sẽ tiếp tục thay đổi ở tuổi dậy thì, khiến cổ tử cung dễ bị tổn thương.
Ngoài chuyện "yêu" sớm, một số thói quen tình dục như quan hệ với nhiều bạn tình, bạn tình nam cũng có nhiều đối tác nữ.... cũng làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV.

2. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs)


Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn cả. Điển hình là virus HIV, làm yếu hệ thống miễn dịch khiến người bệnh yếu đi và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả HPV. Virus HIV kích thích các tế bào trong cổ tử cung phát triển thành ung thư nhanh hơn.
 
4 đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung

Không chỉ HIV, người nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như chlamydia, lậu, giang mai cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học lý giải nguyên nhân là do những virus này khiến bệnh tái đi tái lại, khó loại bỏ nhiễm trùng HPV.
 

3. Sinh từ 3 con trở lên


Theo các chuyên gia, phụ nữ sinh càng nhiều con, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung càng cao. Hiện chưa thể chứng minh nguyên nhân do đâu nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra có thể là do sự thay đổi của hormone khi mang thai hoặc cổ tử cung bị tổn thương nhiều lần khi mang thai và sinh con. Do đó, một nghiên cứu khác lại chỉ ra phụ nữ sinh mổ không có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, do thai nhi được lấy trực tiếp ra chứ không phải qua ngả âm đạo như sinh thường.
 

4.Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài (từ 5 năm trở lên)


Đây là yếu tố tiền sử duy nhất không liên quan đến virus HPV. Người phụ nữ uống thuốc tránh thai trên 5 năm có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Nguy cơ này giảm dần theo thời gian sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai. Sau 10 năm không dùng chúng, tỷ lệ mắc bệnh này không còn cao.
 

5. Ung thư cổ tử cung có di truyền không?


Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp mắc ung thư cổ tử cung khi tuổi mới đôi mươi, thậm chí chưa từng quan hệ tình dục. Các chuyên gia chưa thể lý giải chính xác nguyên nhân gây bệnh của những trường hợp này.

Hiện cũng chưa có bằng chứng khẳng định ung thư cổ tử cung mang tính di truyền như nhiều loại ung thư khác ở phụ nữ như ung thư vú hay ung thư buồng trứng. Dù vậy, không loại trừ khả năng các thành viên trong cùng gia đình bị lây nhiễm chéo virus HPV do thói quen sinh hoạt chung...
 
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia ung thư của City of Hope, tất cả phụ nữ đều có khả năng mắc bệnh, không kể tuổi tác. Do đó, tổ chức này khuyên phụ nữ trên 21 tuổi nên khám tổng quát phụ khoa hàng năm và xét nghiệm tế bào cổ tử cung PAP định kỳ. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm PAP 3 năm/lần. Nữ giới từ 30 đến 64 tuổi nên xét nghiệm 5 năm/lần.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/09/03/nhung-ai-nen-tiem-va-khong-tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung_03092019114102.mp4[/presscloud]
Những ai nên và không nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Video: VTC14
 
 
Theo Hà Ly/SKCĐ