Bệnh đau dạ dày đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Theo thống kê cứ 100 người sẽ có khoảng 10 người mắc bệnh, kể cả trẻ nhỏ. Nếu bạn hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh có thể phòng tránh được căn bệnh này.
Đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến ăn uống, công việc, đời sống… thậm chí còn khiến nhiều quý ông bị suy giảm khả năng tình dục tạm thời, chưa kể những biến chứng nguy hiểm ẩn giấu bên trong.
Nguyên nhân bị đau dạ dày
Đây là một trong những bệnh rất nhiều người Việt mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do:
Thuốc lá
Thường xuyên hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là đau dạ dày.
Tạm bỏ qua những tác hại khác của thuốc lá tới sức khỏe, ở đây ta nói tới tác động của thuốc lá tới
bệnh dạ dày. Khi hút thuốc, các chất độc có trong đó, chủ yếu là nicotine sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin-những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp Prostaglandin, chất có vai trò bảo vệ và phục hồi nêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài đẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp niêm mạc gần lớp tế bào biểu mô. HP sống được trong môi trường axit trong dạ dày. HP sản xuất ra catalase, protese, ngoại độc tố. Các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày hoặc loét dạ dày – tá tràng. HP tồn tại lâu dài trong dạ dày có thể gây ung thư dạ dày.
Ngoài ra, vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt và có thể lây từ người này sang người khác qua con đường ăn uống.
Thói quen ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.
Ăn quá nhanh: Khi ăn nhanh, thức ăn chưa kịp nghiền nát, nước bọt trong miệng chưa thể thể trung hòa với thức ăn đã khiến cho dạ dày khó co bóp, nghiền nát thức ăn, dẫn tới nguy cơ đau dạ dày.
Ăn trước khi ngủ: Đi ngủ trong lúc thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày vì lượng thức ăn đọng lại sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày.
Thói quen ăn uống không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày.
Ăn không đúng bữa: Nếu ăn vào một thời gian nhất định trong ngày, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Ngược lại, khi ăn không đúng thời điểm, lượng axit tiết ra trong dạ dày sẽ gây hại cho bản thân cơ thể.
Ăn vặt: Nếu ăn vặt quá nhiều,dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng phải hoạt động. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi,lâu dần sẽ dẫn tới đau dạ dày.
Hoạt động ngay sau khi ăn: Thói quen này hoàn toàn không tốt cho dạ dày, là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại
thuốc giảm đau có thể kìm hãm quá trình sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây ra hiện tượng co bóp thất thường, gây đau. Việc sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm gia tăng nguy cơ bị đau dạ dày.
Bia rượu
Chất cồn có trong bia rượu hoàn toàn không tốt cho dạ dày. Uống quá nhiều rượu gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày, là nguyên nhân gây đau dạ dày. Kéo theo đó là gan bị tổn thương, tiêu hóa kém.
Uống bia rượu là nguên nhân mắc bệnh đau dạ dày.
Yếu tố tâm lý
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn tới chức năng tiết dịch của dạ dày bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân đau dạ dày.
Lối sống không khoa học
Thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức sẽ kéo theo tình trạng sức khỏe suy yếu, sức đề kháng giảm sút. Điều này dẫn tới chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh dạ dày.
Trên đây là những nguyên nhân đau dạ dày thường gặp. Chúng ta có thể căn cứ vào những yếu tố này để có một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, phù hợp, giúp bảo vệ dạ dày và có một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Điều trị và phòng ngừa đau dạ dày
Bệnh viêm dạ dày, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm xuất huyết tiêu hóa (chảy máu dạ dày), thủng dạ dày, hẹp môn vị (ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn và nôn)... ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí lực của trẻ.
Kỹ thuật nội soi dạ dày là một phương pháp hữu hiệu mang lại kết quả chính xác nhất trong việc chẩn đoán bệnh dạ dày. Việc điều trị viêm dạ dày có thể phân ra 2 nhóm chính: Nhóm do không nhiễm và nhóm nhiễm
vi khuẩn HP. Tùy theo phân loại này mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phác đồ điều trị thích hợp. Nhiều loại thuốc tốt thế hệ mới có tác dụng điều trị cả nguyên nhân lẫn triệu chứng. Tuy nhiên, việc điều trị phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ nhờn thuốc với vi khuẩn HP.
Bên cạnh việc dùng thuốc, nhằm bình thường hóa chức năng của dạ dày, tăng cường hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày cần loại trừ các yếu tố gây bệnh như strees, áp lực tâm lý, căng thẳng, thức khuya... Đồng thời cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn là không nhỏ. Ăn uống khoa học, ăn chín, uống sôi, ăn đúng bữa, không ăn quá no, không ăn quá khuya, không vừa ăn vừa chạy nhảy, vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử... Khi có các triệu chứng về tiêu hóa như: đau bụng, chán ăn, khó tiêu, nôn, tiêu chảy, táo bón… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/10/30/Nhan-biet-va-dieu-tri-benh-dau-da-day-Suc-khoe-Cuoc-song-_30102019012948.mp4[/presscloud]
Cách nhận biết bạn bị đau dạ dày. Video: THND
Ánh Nguyệt (t/h)