Bí ẩn hiện tượng người tự bốc cháy khiến các nhà khoa học đau đầu

Vũ Hạnh
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người tự bốc cháy.

Một số trường hợp người tự bốc cháy đầy bí ẩn

Vào tháng 9/2017, cơ thể John Nolan (70 tuổi) bất ngờ bốc cháy dữ dội khi ông đang đi dạo trên đường phố London (Anh). Người đi đường dập lửa và đưa ông đến bệnh viện nhưng do bỏng quá nặng, Nolan đã qua đời. Đến nay, cả các bác sĩ và giới khoa học vẫn chưa có câu trả lời về nguồn lửa tự phát, nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này.

Được biết, Nolan không phải trường hợp duy nhất tự bốc cháy. Ancient-origins thông tin, hơn 200 trường hợp người đột nhiên bốc cháy đến chết, không có dấu hiệu bị thiêu từ một nguồn tác động bên ngoài đã được ghi nhận trong 300 năm qua.

Hồi năm 1941, Thomas Bartholin (1616 – 1680), bác sĩ người Đan Mạch, đã mô tả cái chết của Polonus Vorstius trong cuốn sách lịch sử Anatomicarum Rariorum ghi lại các hiện tượng y học kỳ lạ của ông.

Vorstius là hiệp sĩ người Italy, từng ống một ít rượu mạnh trong lúc ở nhà riêng tại Milan vào năm 1470, say đó bắt đầu nôn ra lửa trước khi bùng cháy. Đây được coi là trường hợp tự bốc cháy đầu tiên trong lịch sử nhân loại được y khoa ghi nhận.

bi an hien tuong nguoi tu boc chay khien cac nha khoa hoc dau dau

Hơn 200 trường hợp người tự bốc cháy được ghi nhận trong 300 năm qua. Ảnh minh họa: Science.howstuffworks

Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont cũng xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về các trường hợp tự bốc cháy. Một trong những vụ người tự bốc cháy nổi tiếng nhất ở Pháp xảy ra vào năm 1725. Thời điểm đó, một chủ trọ tại Paris tỉnh giấc và phát hiện vợ mình là Nicole Millet đã cháy thành tro, thi thể nằm trên tấm đệm rơm.

Kỳ lạ thay, tấm đệm không hề bị cháy, đồ gỗ xung quanh bà cũng còn nguyên. Tất cả những gì còn sót lại của bà Nicole là hộp sọ, vài đốt xương sống và xương cẳng chân. Ban đầu, chủ trọ bị tình nghi sát hại vợ nhưng sau đó đã được tuyên bố vô tội, một phần nhờ lời khai của bác sĩ phẫu thuật Claude-Nicolas Le Cat.

Claude-Nicolas Le Cat tình cờ nghỉ lại khu nhà trọ của đôi vợ chồng này. Ông bị mùi khói đánh thức, sau đó thi thể của bà Nicole được phát hiện.

Hiện tượng đốt cháy tự phát của con người trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 19. Một ngày giữa năm 1985, ông James Hamilton – giáo sư toán học của Trường Đại học Nashville (Mỹ) bước ra ngoài trời để xem thời tiết ra sao. Lúc đó, nhiệt độ khoảng 8 độ C.

Đột nhiên, vị giáo sư cảm thấy đau nhói ở chân, vừa nhìn xuống liền tá hỏa khi phát hiện một ngọn lửa màu xanh, kích thước bằng một dồng xu bốc lên cao khoảng vài cm trên đùi của mình. Theo phản xạ, giáo sư James đưa tay dập tắt ngọn lửa và nhận thấy phần da chỗ lửa cháy bị bỏng rộp đỏ.

Gia đình lập tức đưa ông đến bệnh viện kiểm tra và người đàn ông phải nằm điều trị một tháng mới khỏi. Các bác sĩ phát hiện phần xương, cơ bắp của giáo sư James bị cháy nặng nhưng rõ ràng ngọn lửa nhỏ đã được dập tắt ngay. Không ai lý giải được điều khó hiểu này.

Tới năm 1986, thi thể cháy đen của George Mott (58 tuổi, lính cứu hỏa về hưu) được phát hiện trong nhà riêng của ông ở Crown Point, New York (Mỹ). Những gì còn sót lại là một hộp sọ bị tep, một bên chân và mảnh xương sườn của nạn nhân. Cảnh sát không hề tìm thấy dấu vết của một vụ hỏa hoạn, đồ đạc trong nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Nhiều giả thuyết khoa học lý giải hiện tượng kỳ lạ

Chủ đề về người tự bốc cháy đã được đăng tải trên Tạp chí Y học Anh năm 1938 và có trích dẫn thông tin từ cuốn sách Medical Jurisprudence (1823). Trong đó viết rằng các trường hợp người tự bốc cháy có một số điểm chung:

- Là người nghiện rượu mãn tính.

- Thường là phụ nữ lớn tuổi.

- Cơ thể bị đốt cháy một cách tự nhiên nhưng một số chất phát sáng đã tiếp xúc với người.

- Thứ còn sót lại thường là tay và chân.

- Vụ hỏa hoạn gây ra rất ít thiệu hại cho nhiều thứ dễ cháy khác khi tiếp xúc với cơ thể.

- Sự đốt cháy của cơ thể để lại dư lượng tro và mỡ gây ra mùi hôi khó chịu.

Theo thông tin trên Live Science, người ta cho rằng mọi thứ không thể tự phát ra lửa nên người tự bốc cháy là điều khó tin. Nhiều giả thuyết về hiện tượng người tự bốc cháy đã được đưa ra.

Larry Arnold – nhà nghiên cứu về hiện tượng người tự bốc cháy nhiều năm cho rằng, nguyên nhân bắt lửa do một loại hạt chưa biết là pyrotron gây ra phản ứng hạt nhân trong cơ thể, từ đó tạo ra nhiệt lượng “khổng lồ”.

Có người lại nghĩ, sự căng thẳng thần kinh quá độ khởi phát quá trình tự cháy, những luồng điện sinh học trong cơ thể, kết hợp với những dao động từ tính của Trái đất tạo nên hiện tượng chập mạch.

bi an hien tuong nguoi tu boc chay khien cac nha khoa hoc dau dau1

Hiện tượng người tự bốc cháy đến nay vẫn là dấu hỏi lớn đối với nhân loại. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học cũng từng giả định, nguyên nhân gây ra sự tự bốc cháy ở cơ thể con người có khả năng do men rượu trong cơ thể kết hợp với các tế bào gây nên sự cháy. Vào những năm 1970, xuất hiện giả thuyết cho rằng chứng trầm cảm có thể khiến con người tự bốc cháy.

Thậm chí, có ý kiến cho rằng những cơn vão từ vũ trụ hay vi khuẩn đường ruột đã sinh ra khí metan trong đường ruột hoặc tích tụ năng lượng khiến cơ thể người phát hỏa.

Trong số những giả thuyết được đưa ra, “hiệu ứng sợi bấc” được giới khoa học đồng tình nhiều nhất. Một ngọn nến thường gồm phần bấc bên trong, được bao quanh bởi một loại sáp làm từ axit béo dễ cháy. Lửa đốt cháy bấc và phần sáp sẽ giúp lửa cháy trong thời gian dài.

Nếu coi cơ thể người là một cây nến, chất béo trong người là sáp nến – nhiên liệu cho sự cháy, còn tóc, quần áo chính là sợi bấc. Khi quần áo hoặc tóc bắt lửa vì một nguyên nhân nào đó, đầu tiên lửa sẽ đốt cháy lớp da người. Phần mỡ dưới da sẽ ngấm vào quần áo và tiếp tục trở thành nhiên liệu cho sự cháy.

Thế nhưng, giả thuyết nói trên chỉ giải thích được lý do cơ thể bị cháy mà vùng xung quanh thi thể và các chi ít bị cháy, chưa thể lý giải vấn đề vì sao nạn nhân lại luôn bất động trong suốt thời gian bị cháy. Hơn nữa, cần nhiệt độ rất cao, vào khoảng 1.648 độ C để có thể đốt cơ thể người cháy thành tro. Ngay cả nhiệt độ trong lò hỏa táng cũng chỉ đạt khoảng 982 độ C.

Nhìn chung, những giả thuyết trên mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán. Đến nay, hiện tượng người tự bốc cháy vẫn là điều bí ẩn mà giới khoa học vẫn chưa tìm được lời giải đáp.

Trong quá trình nghiên cứu, một điều cần được xem xét là các trường hợp tự bốc cháy luôn xảy ra ở trong nhà, khi nạn nhân ở một mình và thường gần các nguồn nhiệt. Chưa có trường hợp người tự bốc cháy nào được ghi nhận xảy ra giữa đường dưới ánh sáng ban ngày.

Một điểm nữa là hiện tượng này có vẻ như chỉ xảy ra với con người, không có trường hợp động vật đột nhiên bốc cháy được báo cáo.

Đinh Kim (T/h)