Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Ban đầu, bệnh không quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, khiến cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng.

Các biến chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày
Trong cuộc sống có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Khi bị đau dạ dày, nếu không chữa trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Dưới đây là những biến chứng bạn nên lưu ý.
Thủng dạ dày
Đây là biến chứng xảy ra sau một thời gian mắc phải viêm loét dạ dày tương đối lâu và không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Thủng dạ dày thưởng chỉ có 1 lỗ, ít trường hợp từ 2 lỗ trở lên. Khi bị thủng dạ dày, bệnh nhân thường sốc, huyết áp và mạch bất thường đi kèm đau đột ngột, đau dữ dội. Bụng có dấu hiệu co cứng. Bệnh nhân cũng có thể bị nôn.
Khi có dấu hiệu thủng dạ dày cần đưa bện nhân đi cấp cứu ngay lập tức. Bác sĩ có thể can thiệp bằng các phương pháp như khâu lỗ thủng, hút liên tục không mổ, cắt dạ dày cấp cứu, dẫn lưu lỗ thủng…
Xuất huyết dạ dày (xuất huyết tiêu hóa)
Bên cạnh thủng dạ dày thì xuất huyết dạ dày (xuất huyết tiêu hóa) là biến chứng rất nguy hiểm do viêm loét dạ dày gây ra. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thường nôn ra máu. Đôi khi có những cơn đau báo trước hoặc nôn ra máu đột ngột không báo trước. Người bệnh có thể nôn máu tươi hoặc máu đen có lẫn thức ăn. Một số trường hợp bệnh nhân không nôn mà đại tiện ra máu hoặc phân đen.

Bên cạnh đó, khi có biến chứng này bệnh nhân có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, lạnh chân tay, khó thở, hạ huyết áp, sốt đột ngột. Khi có các dấu hiệu của xuất huyết dạ dày bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tính mạng vì mất máu.
Ung thư dạ dày
Biến chứng được xem là nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là ung thư dạ dày. Mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong vì ung thư dạ dày trên thế giới. Nước ta nằm trong số các quốc gia có tần suất mắc ung thư dạ dày cao. Ung thư dạ dày cũng là một trong số những biến chứng của viêm loét dạ dày.
Ung thư dạ dày có những biểu hiện như chướng bụng đầy hơi, đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua, xuất huyết đường tiêu hóa, sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân. Một số bệnh nhân khi sờ vào vào trước bụng phát hiện thấy khối u. Khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác đau.
Đối với biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ung thư, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng có tỉ lệ thành công cao. Khi bệnh đã di căn thì khả năng điều trị khỏi là rất thấp.
Hẹp môn vị
Môn vị là chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng có tác dụng tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Hẹp môn vị gây nên tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc đình trệ một phần nào đó.
Bệnh tiến triển từ từ thường chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Sự lưu thông qua môn vị chưa bị tắc hoàn toàn mà mới chỉ bị cản trở. Bệnh nhân có triệu chứng đau vùng trên rốn, đau tăng lên sau bữa ăn, nếu nôn ra được thì sẽ đỡ đau hơn. Nôn thường xuất hiện sớm ngay sau bữa ăn, nôn ra thức ăn mới (thức ăn vừa ăn xong).
Viêm dạ dày mạn tính
Thông thường các tổn thương viêm trên dạ dày bị tái đi tái lại theo thời gian dài, không được điều trị kịp thời sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính.
Trong một số trường hợp, viêm dạ dày mạn tính có mối liên hệ với loét và làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày. Do đó, cần hết sức chú ý để điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh.