Đau dây thần kinh tọa còn gọi là đau dây thần kinh hông to, biểu hiện bởi triệu chứng đau dọc xuống chân từ lưng dưới.
Theo thống kê của Bộ Y tế, chứng bệnh đau dây thần kinh tọa ngày càng có xu hướng trẻ hóa và xảy ra nhiều biến chứng phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần nắm bắt, nhận biết các biểu hiện của bệnh để có phương pháp điều trị.
Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống
Hạn chế vận động
Viêm cột sống
Ngoài ra, nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố như mang thai, béo phì, tổn thương cột sống do khối u, gãy xương chậu, tiêu đường,…
Dấu hiệu nhận biết chứng đau dây thần kinh tọa
Mức độ đau thay đổi tùy thuộc vào cảm nhận của bệnh nhân từ âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được. Đôi khi cảm giác như bị một cú điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ngồi lâu, ho, hắt hơi,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể có cảm giác như bị kiến bò, tê nóng, đau rát như dao đâm,… Lúc đi đứng, người bệnh, một nửa thân người của bệnh nhân bị hạ thấp, vẹo về bên lành. Khi đứng, chân bên đau có xu hướng co lên, tay chống vào mạn sườn hay đau đầu gối bên đau.
Đề phòng biến chứng đau dây thần kinh tọa
Theo các bác sĩ, đau dây thần kinh tọa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn. Do đó, người bệnh sẽ chịu sự đau đớn kéo dài, dễ tái phát, gây khó chịu, bât tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Đồng thời, gây ảnh hưởng đến sự vận động, các động tác cúi, ngửa, nghiêng người hoặc xoay người, dẫn đến bị cong vẹo, gù, teo cơ đùi, mông, cẳng chân liệt, mất sức lao động. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ vòng, giảm hoặc mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang gây bí tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ.
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu
Bài tập vật lý trị liệu bệnh đau dây thần kinh tọa thường là kéo giãn cột sống. Cách làm này có thể thực bằng tay trong giai đoạn cấp hoặc bằng máy kéo giãn trong giai đoạn bán cấp và mạn tính, áp dụng 1-2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút.