Giá xăng dầu hôm nay (12-2-2025): Tiếp tục leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 12/2/2025, trên thị trường quốc tế tiếp tục xu hướng đi lên. Trước diễn biến này, giá xăng dầu trong nước có thể sớm điều chỉnh, nhiều khả năng sẽ có sự đảo chiều trong thời gian tới.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 12/2/2025

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước hiện được niêm yết như sau:

  • Xăng E5 RON 92: Không quá 20.442 đồng/lít
  • Xăng RON 95-III: Không quá 20.928 đồng/lít
  • Dầu diesel: Không quá 19.054 đồng/lít
  • Dầu hỏa: Không quá 19.414 đồng/lít
  • Dầu mazut: Không quá 17.354 đồng/kg

Theo kế hoạch, vào kỳ điều chỉnh giá ngày 13/2, liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ công bố mức giá mới.

Tuần trước, giá xăng dầu thế giới có Xu hướng giảm, điều này làm dấy lên kỳ vọng rằng giá trong nước cũng sẽ tiếp tục giảm theo. Tuy nhiên, nếu thị trường quốc tế bất ngờ tăng mạnh trong những phiên tới, kịch bản giá xăng dầu đảo chiều là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong lần điều chỉnh gần đây nhất, giá xăng RON 95-III giảm nhẹ 74 đồng/lít, dầu diesel giảm 192 đồng/lít, dầu hỏa giảm 25 đồng/lít, và dầu mazut giảm 148 đồng/kg. Ngược lại, xăng E5 RON 92 lại tăng nhẹ 51 đồng/lít.

gia-xang-dau-hom-nay-12-2-2025-tiep-tuc-leo-doc-1739328274.jpg
Giá xăng dầu hôm nay (12-2): Kéo dài hat-trick tăng ngày (Ảnh: Sưu tầm)

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 12/2/2025

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/2, giá dầu tăng mạnh và chạm mức cao nhất trong hai tuần. Đà tăng này được thúc đẩy bởi những lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Nga và Iran do các lệnh trừng phạt, cùng với căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.

  • Dầu Brent tăng 1,13 USD/thùng (+1,5%), chốt phiên ở mức 77 USD/thùng.
  • Dầu WTI tăng 1 USD/thùng (+1,4%), lên mức 73,32 USD/thùng.

Đây là phiên tăng thứ ba liên tiếp của cả hai loại dầu chuẩn, đưa giá dầu lên mức cao nhất kể từ ngày 28/1.

Theo chuyên gia phân tích John Evans từ PVM, giá dầu được hỗ trợ bởi các biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu của Iran do Mỹ áp đặt, cũng như những lệnh trừng phạt nhắm vào nguồn cung dầu từ Nga.

Những biện pháp trừng phạt của Mỹ, bao gồm việc nhắm vào các tàu chở dầu, công ty bảo hiểm và nhà sản xuất, đã làm gián đoạn đáng kể dòng chảy dầu từ Nga đến hai khách hàng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang gia tăng sức ép với Iran bằng cách áp đặt trừng phạt lên các mạng lưới vận chuyển dầu của nước này. Quyết định này đến sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố khôi phục chính sách "sức ép tối đa", nhắm vào xuất khẩu dầu mỏ của Tehran.

Thêm vào những lo ngại về nguồn cung là tình hình bất ổn leo thang tại Trung Đông. Theo Reuters, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo rằng nếu Hamas không thả các con tin Israel trước trưa ngày 15/2, thì thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sẽ bị hủy bỏ.

Căng thẳng càng gia tăng khi ông Donald Trump tuyên bố rằng Hamas phải thả toàn bộ con tin trước 15/2, nếu không Mỹ có thể đề xuất chấm dứt lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Ông cũng đưa ra khả năng cắt viện trợ đối với Jordan và Ai Cập nếu hai nước này không chấp nhận tiếp nhận người tị nạn Palestine.

Dù giá dầu đang trong xu hướng đi lên, nhưng một số yếu tố có thể gây áp lực lên thị trường:

Chính sách thuế quan của Mỹ: Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhập khẩu thép và nhôm có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kéo theo nhu cầu năng lượng suy giảm.

Rủi ro chiến tranh thương mại: Các nước Mexico, Canada và Liên minh châu Âu đã phản đối chính sách thuế mới của Mỹ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường dầu mỏ.

Theo Viện Dầu khí Mỹ (API), lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ đã tăng thêm 9,043 triệu thùng trong tuần trước. Tuy nhiên, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất lại giảm:

  • Tồn kho xăng giảm 2,507 triệu thùng.
  • Tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 590.000 thùng.

Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vẫn đang duy trì ở mức ổn định, dù nguồn cung dầu thô có dấu hiệu dư thừa trong ngắn hạn.