Lưu ý khi tỉa chân hương không bị "tiêu lộc tán tài" mà ai cũng mắc phải!

Năm hết Tết đến cũng là lúc chúng ta dọn dẹp bàn thờ. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh phạm phải sai lầm khi tỉa chân hương bởi chỉ cần một chút sai sót có thể mang tới vận rủi, dễ làm “tiêu tán tài lộc”.
Tỉa chân hương là một trong những hoạt động mà nhiều gia đình thường làm dịp cuối năm. Khi bát hương quá đầy, chúng ta thường hay rút bớt hương hoặc tỉa chân để dễ dàng trong việc thờ cúng và tránh nguy cơ gây cháy. 
 
Những lưu ý khi tỉa chân hương không bị tiêu lộc tán tài - Ảnh 1
 
Cuối năm là lúc nhiều gia đình dọn dẹp bát hương (Ảnh: Internet)
 
Thế nhưng, việc đụng đến bát hương là một việc vô cùng quan trọng. Không phải thích thì làm hay làm việc này tùy tiện. Chỉ một thao tác sai lầm thôi cũng có thể ảnh hưởng xấu đến phúc khí, tài vận gia chủ trong năm đó. Một số người vụng về, không tìm hiểu rõ về hành động tỉa chân hương và dọn dẹp bàn thờ mà vô tình phạm phải những điều tối kỵ dưới đây:

Xê dịch bát hương 

Về mặt tâm linh, bát hương trên bàn thờ của mỗi nhà có ý nghĩa rất thiêng liêng. Nếu chưa được làm phép, mời thầy đến cúng bái, gia chủ không nên tùy tiện dịch chuyển bát hương sang vị trí khác. Có nhiều người thậm chí còn nhấc cả bát hương lên để lau chùi bàn thờ. Hành động này có thể tác động xấu đến phong thủy, vận mệnh của cả gia quyến. Vì thế, lúc tỉa chân hương  không được xê dịch bát hương bằng mọi giá.
 
Những lưu ý khi tỉa chân hương không bị tiêu lộc tán tài - Ảnh 2
 
Di chuyển bát hương là điều tối kỵ khi tỉa bớt hương hoặc rút chân nhang (Ảnh: Internet)
 
Nếu thấy xung quanh bát hương bẩn thì gia chủ chỉ nên dùng khăn ướt sạch lau xung quanh. Tay giữ chặt bát hương để tránh bị dịch chuyển. 

Rút hương bừa bãi, đổ tro ra ngoài
 
Không ít người coi nhẹ việc dọn dẹp bát hương, phạm phải điều kiêng kỵ. Đặc biệt là việc rút chân hương bừa bãi, hay cầm bát hương đổ tro ra ngoài. Họ cho rằng miễn làm sao mà bát hương sạch sẽ là được. Tuy nhiên, theo quan niệm của dân gian, hành động này đồng nghĩa với việc “tán tài, hao lộc”.
 
Những lưu ý khi tỉa chân hương không bị tiêu lộc tán tài - Ảnh 3
 
Khi rút thì nên để lại ba cây ở mỗi bát hương (Ảnh: Internet)
 
Các bước cần chuẩn bị để tỉa chân hương 

Trước khi dọn bàn thờ, bạn cần chuẩn bị một tấm vài vàng hoặc vải đỏ, khăn mới đã được giặt sạch. Ngoài ra nên chuẩn bị thêm rượu gừng để lau rửa các vật dụng thờ cúng. 

– Khi dọn bàn thờ, gia chủ đặt các vật dụng như chén nước, chân nến,…lên tấm vải vàng hoặc đỏ, không để dưới đất. Chú ý để gọn các vật dụng này vào một góc.
 
– Rút nhẹ nhàng từng chân hương ra khỏi bình. Trong khi rút chân hương tuyệt đối không di chuyển vị trí bát hương. Nếu lỡ tay khiến bát hương bị xê dịch, sau khi làm xong, bạn cần sắm lễ, thành tâm khấn bái xin an vị bát hương.
 
– Tỉa, rút xong hương, bạn đem ngâm chiếc khăn sạch trong rượu gừng rồi lau rửa bàn thờ. Lau xong thì để các đồ thờ cúng như chén, dĩa, bình hoa,... về lại chỗ cũ.
 
– Chân hương đã rút, bạn đem đi đốt sau đó rải tro xuống sông, hồ.
 
Những lưu ý khi tỉa chân hương không bị tiêu lộc tán tài - Ảnh 4
 
Nếu bát hương bị xê dịch, gia chủ cần mua lễ về cúng an vị (Ảnh: Internet)
 
Thông thường, gia chủ nên tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng chạp. Bên cạnh đó, các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch) là những ngày tốt nhất để tiến hành bốc lại bát hương. Hi vọng bạn đã có được những kiến thức khi tỉa chân hương để tránh tiêu tán, hao tổn tài chính gia đình.