10 điều nhất định phải nhớ nếu không muốn bệnh trĩ 'hỏi thăm'

Cho dù bị bên trong hay bên ngoài, bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà hầu hết mọi người muốn tránh.
Bệnh trĩ là bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở khu vực xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay, hầu như tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể mắc phải không phụ thuộc giới tính, tuổi tác, chủng tộc,… Tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam ngày nay đã tăng cao từ 40 đến 50%. Một nghiên cứu gần đây ở các tỉnh phía Bắc cho kết quả có đến 65% dân số nước ta mắc bệnh trĩ.
 
Bệnh trĩ được chia thành 03 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (trĩ kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại). Trĩ nội được chia thành 4 mức độ bệnh theo độ nặng tăng dần: độ I, II, III và IV. Tùy theo loại bệnh trĩ và mức độ bệnh trĩ mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất, bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ thường được áp dụng cho trĩ nội độ nặng như độ III và IV.
 
Meo-phong-benh-tri-hieu-qua
 
Tuy nhiên, có lẽ mọi người đều không mong muốn mình bị bệnh trĩ vì đây là một bệnh ở khu vực nhạy cảm. Đồng thời, bệnh gây tiêu ra máu kéo dài, gây đau nhức vùng hậu môn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập của người bệnh. Vì vậy, vấn đề tìm ra cách để không mắc bệnh trĩ luôn được mọi người quan tâm. Dưới đây là 10 điều nên làm để phòng tránh căn bệnh đáng ghét này.
 

1. Hạn chế để bị táo bón

 
Táo bón là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây ra bệnh trĩ. Người bị táo bón thường xuyên sẽ dễ bị giãn tĩnh mạch ở khu vực các búi trĩ gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, mẹo phòng bệnh trĩ cần được đề cập đến đầu tiên là hạn chế tối đa bị táo bón. Để không bị táo bón, chúng ta nên uống các loại nước mát như nước dừa, nước rau má, nha đam, cỏ tranh,… hoặc ăn các loại trái cây có tính mát  bao gồm nhãn nhục, dưa gang, đu đủ,…, không nên bỏ qua chu kỳ đi tiêu. Chúng ta cũng có thể hạn chế bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh như mồng tơi, cải xanh, bù ngót.
 

2. Uống nhiều nước

 

Meo-phong-benh-tri-hieu-qua
 
Nếu không thích uống các loại nước mát hoặc cơ thể không dung nạp với nước mát thì chúng ta có thể uống nhiều nước lọc. Lượng nước lọc nên uống là khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước hàng ngày không những giúp hạn chế bị táo bón mà còn kích thích máu huyết lưu thông một cách dễ dàng, giúp thành mạch bền vững, các búi trĩ không bị giãn nở. Uống nhiều nước mỗi ngày được nhiều bác sĩ khuyến khích chúng ta vì có nhiều tác dụng có lợi, giúp đẹp da, kích thích những quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra ổn định. Bên cạnh đó, uống nhiều nước giúp làm giảm cảm giác đói bụng, hạn chế nguy cơ mắc chứng béo phì cũng là một mẹo phòng bệnh trĩ.
 

3. Ăn nhiều chất xơ

 

Meo-phong-benh-tri-hieu-qua

Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như rau xanh, củ, quả là một mẹo phòng bệnh trĩ hiệu quả do những công dụng như: tránh táo bón, quá trình tiêu hóa được kích thích, được điều hòa, giảm áp lực trong ổ bụng. Cơ chế là vì chất xơ giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, kích thích nhu động của ruột, hạn chế tình trạng phân ứ lại hoặc di chuyển chậm trong lòng ruột. Vì vậy, việc tăng cường thức ăn chứa chất xơ trong mỗi bữa ăn là một điều vô cùng cần thiết.

4. Giảm cân


Người thừa cân, béo phì dễ bị táo bón hơn người bình thường. Nguyên nhân là do lượng mỡ thừa tích tụ nhiều ở trực tràng, dẫn đến tăng áp lực máu trong tĩnh mạch trĩ và giãn các búi trĩ. Đồng thời, người béo phì, thừa cân thường có áp lực trong ổ bụng cao hơn người bình thường nên nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ cao gấp 1,5 đến 2 lần so với đối tượng có cân nặng bình thường. Chính vì vậy, vấn đề giảm cân hoặc giữ cân nặng lý tưởng là một điều hết sức cần thiết nếu bạn không muốn mình bị mắc bệnh trĩ.

5. Hạn chế tư thế đứng lâu


Theo các nhà khoa học, tư thế đứng của chúng ta sẽ tạo một áp lực trong ổ bụng cao hơn gần 1,5 lần so với tư thế ngồi. Vì vậy, việc chúng ta đứng lâu sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng gây ra giãn mạch máu ở các búi trĩ, hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Để phòng bệnh, một mẹo phòng bệnh trĩ là bạn cần phải linh hoạt chuyển đổi qua lại tư thế đứng và ngồi trong khi làm việc, tránh duy trì liên tục tư thế đứng liên tục trên 01 giờ bạn nhé.

6. Hạn chế làm việc những công nặng


Khi làm những công việc nặng như khuân vác vật nặng, bưng bê vật nặng, chúng ta luôn phải gắng sức nhiều. Điều này dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng, về lâu dài cũng sẽ gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị bệnh trĩ, chúng ta cần giảm cường độ và thời gian làm những công việc nặng. Chúng ta có thể sử dụng máy móc để thay thế sức người khi đảm trách những công việc đòi hỏi sự gắng sức nhiều.

7. Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng hoặc nhiều năng lượng

 

Meo-phong-benh-tri-hieu-qua

Các loại thức ăn cay nóng như tiêu, ớt và những món ăn chế biến có chứa tiêu, ớt, nhãn, vải, thức ăn chứa hàm lượng cao chất đường, nhiều tinh bột,…khi ăn vào sẽ rất dễ gây ra tình trạng táo bón. Và tất nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vì vậy, mẹo phòng bệnh trĩ là bạn cần hạn chế ăn những loại thức ăn cay nóng, thức ăn giàu năng lượng nếu bạn không muốn mình bị bệnh trĩ.

8. Hạn chế sử dụng rượu bia

 

Meo-phong-benh-tri-hieu-qua

Theo các chuyên gia nghiên cứu, rượu bia khi uống vào có tác dụng gây giãn các mạch máu trong cơ thể, trong đó bao gồm cả mạch máu ở các búi trĩ. Chính vì vậy, người uống nhiều rượu bia có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người không hoặc ít uống rượu bia. Ngoài ra, rượu bia còn làm tăng thải nước qua đường tiết niệu, giảm nước để làm mềm phân sẽ dẫn đến dễ bị táo bón – đây cũng là một nguyên nhân của bệnh trĩ. Do đó, hạn chế sử dụng rượu bia là một mẹo phòng bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua.

9. Tăng cường vitamin C


Một trong những công dụng của vitamin C đối với cơ thể chúng ta là giúp giữ vững độ bền thành mạch. Những người thiếu chất vitamin C trong cơ thể sẽ dễ bị xuất huyết như chảy máu cam, xuất huyết da, niêm mạc, xuất huyết tĩnh mạch trĩ. Vì vậy, chúng ta cần cung cấp đầy đủ vitamin C trong những bữa ăn hàng ngày bằng các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, xoài, nho,…Khi có triệu chứng báo hiệu thiếu vitamin C như chảy máu cam, mệt mỏi, đi tiêu ra máu, chúng ta cần đi khám bệnh hoặc bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng viên vitamin C liều cao.

10. Điều trị các bệnh lý ở phổi
 
Dường như tất cả các bệnh lý tại phổi đều gây triệu chứng ho với các mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể ho khan, ho gió hoặc ho có đờm . Mỗi động tác ho của chúng ta sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, về lâu dài sẽ gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, việc điều trị dứt điểm các bệnh lý ở phổi là một mẹo phòng bệnh trĩ rất cần thiết, đồng thời hạn chế nguy cơ tiến triển thành bệnh mạn tính. Một khi bệnh lý ở phổi tiến triển thành bệnh mãn tính sẽ gây suy giảm chức năng hô hấp cũng như giảm tuổi thọ của chúng ta.