Nghiên cứu mới: Người bệnh nhiễm COVID-19 có thể phát tán virus trong 20 ngày

Một loạt các nghiên cứu về virus corona chủng mới cho thấy, nó khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn so với các virus cùng loại, chẳng hạn như SARS.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trung bình những người mắc SARS-CoV-2 - loại virus gây dịch COVID-19, một bệnh giống như viêm phổi - có thể phát tán virus trong thời gian tương đối dài là 20 ngày, khiến mầm bệnh lây lan thậm chí trước khi các triệu chứng xuất hiện, theo South China Morning Post.

Virus corona mới lây lan quá nhanh, điều này được phản ánh qua số lượng ca bệnh tăng chóng mặt hàng ngày. Tính đến hết ngày 19/3, số người nhiễm COVID-19 đã lên đến hơn 200.000 người tại hơn 172 quốc gia và khu vực, khiến gần 9.000 người tử vong.

Nghiên cứu được tiến hành trên 191 bệnh nhân ở Vũ Hán, trong đó có 137 bệnh nhân đã được xuất viện và 54 người đã tử vong tại bệnh viện vào ngày 31/1. Đối với những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virus, thuốc không làm giảm thời gian bị nhiễm virus.
 
Nghiên cứu mới: Thời gian cách ly bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 nên kéo dài lên 20 ngày?
 
Virus này vẫn tồn tại trong phân của một số trẻ em, điều này cho thấy nó có thể lây truyền qua đường phân-miệng. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản, bao gồm chuyên gia của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Cao Bin cho thấy, thời gian cách ly bệnh nhân cần phải kéo dài hơn.

Ông Mạnh Cao Bin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin ngày 11/3: "Khoảng thời gian 20 ngày sẽ đảm bảo vượt qua thời gian phát tán virus dự kiến của một người". Bên cạnh đó, thời gian phát tán virus tương đối dài hơn cũng có nghĩa, bệnh nhân cần thời gian điều trị và cách ly dài hơn.

Các nhà nghiên cứu ước tính, 44% việc lây nhiễm có thể xảy ra trước khi người nhiễm xuất hiện triệu chứng. Nó cũng cho thấy sự tương đồng giữa COVID-19 và cúm mùa hơn là SARS. Một nghiên cứu khác liên quan đến 94 bệnh nhân ở Quảng Châu cũng khẳng định, việc kiểm soát virus trở nên khó khăn hơn bởi tốc độ lây truyền cao xảy ra trước khi các triệu chứng rõ ràng.
 
Nghiên cứu mới: Thời gian cách ly bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 nên kéo dài lên 20 ngày? 
 
Báo cáo cũng cho biết, chỉ riêng việc theo dõi và cách ly cũng ít thành công nếu hơn 30% việc lây nhiễm xảy ra trước khi khởi phát triệu chứng. Với một tỷ lệ đáng kể về việc lây truyền tiền triệu chứng, các biện pháp như tăng cường vệ sinh cá nhân trong dân số nói chung và hạn chế giao tiếp xã hội có thể sẽ là công cụ chính để kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.
 
Một bài báo khác được xuất bản bởi tạp chí Y học Tự nhiên tuần trước, các nhà nghiên cứu Quảng châu đã theo dõi 10 trẻ em trong độ tuổi từ 2 tháng đến 15 tuổi. Kết quả cho thấy, 8 trường hợp liên tục dương tính khi lấy mẫu ở trực tràng sau khi mẫu dịch tiết ở mũi cho kết quả âm tính. Điều này khẳng định: "Đường tiêu hóa có thể phát tán virus; bên cạnh đó đường lây truyền phân - miệng hoàn toàn có thể xảy ra".

Những phát hiện này cũng cho thấy, xét nghiệm bệnh phẩm trực tràng có thể chuẩn xác hơn xét nghiệm bệnh phẩm mũi họng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị và xác định thời điểm chấm dứt kiểm dịch. Tuy nhiên, bài báo cũng khẳng định nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. 
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/19/Truong-doan-dam-phan-Brexit-tro-thanh-quan-chuc-cap-cao-nhat-EU-nhiem-COVID-19_19032020223113.mp4[/presscloud]
Lá chắn COVID-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất
 

Thùy Nguyễn (Theo SCMP)