Dù chưa ra mắt nhưng sản phẩm vaccine COVID-19 do ĐH Oxford (Anh) và công ty dược phẩm AstraZeneca sản xuất đã được đặt hàng 2 tỷ liều nhưng trong quá trình thử nghiệm đã ghi nhận 1 người chết.
Theo đài Channel News Asia, thế giới ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong liên quan đến thử nghiệm
vaccine COVID-19. Người này được xác định là một bác sĩ mới 28 tuổi, làm việc tại tuyến đầu chống dịch tại TP Rio de Janeiro, Brazil. Cơ quan quản lý y tế Brazil xác nhận rằng họ đã được thông báo về trường hợp này vào hôm 19/10.
Hãng tin Globo cho biết, tình nguyện viên đã qua đời là một bác sĩ vừa tốt nghiệp vào năm ngoái đã điều trị cho bệnh nhân COVID-19 kể từ tháng 3 tại các phòng cấp cứu và phòng chăm sóc đặc biệt tại hai bệnh viện ở thành phố Rio de Janeiro.
Đáng nói, vaccine COVID-19 này do ĐH Oxford (Anh) và công ty dược phẩm AstraZeneca gây được tiếng vang trong thời gian qua. Theo một số nguồn tin, vaccine này dù chưa ra mắt nhưng đã được đặt hàng 2 tỷ liều ngay từ tháng 6/2020.
Công ty dược phẩm AstraZeneca, đơn vị phát triển vaccine thử nghiệm.
Ảnh: THE WASHINGTON POST
Phản ứng với tình hình trên, nhóm chuyên gia nghiên cứu cho hay họ đã tổ chức một buổi đánh giá độc lập nhằm tìm ra nguyên nhân tử vong của trường hợp này. Kết luận ban đầu cho thấy không có vấn đề gì về độ an toàn của vaccine thử nghiệm. Do đó, dự án thử nghiệm vaccine được phát triển bởi hãng dược phẩm AstraZeneca sẽ được tiếp tục.
“Sau khi đánh giá cẩn thận trường hợp tử vong này, chúng nhận thấy không có lo ngại về tính an toàn của thử nghiệm lâm sàng. Các cơ quan quản lý tại Brazil cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng chúng tôi nên tiếp tục cuộc thử nghiệm này”, ĐH Oxford cho biết.
Vấn đề được dư luận quan tâm là nếu chất lượng vaccine không có vấn đề thì nguyên nhân tử vong của tình nguyện viên này là gì.
Theo hãng tin Bloomberg, trích dẫn từ nguồn tin thân cận với các cuộc thử nghiệm hé lộ nguyên nhân tử vong của tình nguyện viên này đến từ giả dược chứ không phải vaccine thử nghiệm.
Giả dược là một liệu pháp tâm lý thường được sử dụng trong y học. Liệu pháp này hiện đang được xem xét điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ tới trung bình. Giả dược được cho là có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh như đau nhức, mệt mỏi và khó thở nhằm giảm số lần nhập viện cũng như chi phí điều trị cho bệnh nhân và gánh nặng cho hệ thống y tế nói chung.
Công ty AstraZeneca nói rằng các tình nguyện viên tham gia đều được bảo vệ thông tin y tế. Vì thế họ không thể cung cấp thông tin chi tiết về bất kỳ tình nguyện viên nào ngoài việc liên tục khẳng định về mức độ an toàn của thử nghiệm lâm sàng.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 8.000 tình nguyện viên tại Brazil và hơn 20.000 tình nguyện viên trên toàn thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19 thử nghiệm do ĐH Oxford và công ty AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất.
Đối tượng tham gia thử nghiệm là bác sĩ, y tá hoặc nhân viên trong ngành y tế tiếp xúc thường xuyên với virus SARS-CoV-2. Trước khi đưa vaccine COVID-19 thử nghiệm tới Brazil, nhà sản xuất đã trải qua hai giai đoạn thử nghiệm trước đó.
Hồi tháng 9 vừa qua, nhà sản xuất đã phải đình chỉ thử nghiệm vaccine vào khi một tình nguyện viên ở Anh phát bệnh không rõ nguyên nhân sau khi được tiêm thử nghiệm vaccine này.
Sau đó, cơ quan chức năng kết luận tình trạng của tình nguyện viên này không phải do tác dụng phụ của vaccine nên cuộc thử nghiệm vẫn được tiếp tục.
Brazil là một quốc gia tích cực trong cuộc chạy đua tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu. Quốc gia này hiện đang tổ chức bốn cuộc thử nghiệm và trở thành một trong những khu vực thử nghiệm vaccine quan trọng nhất.
[presscloud]http://media.tuoitrexahoi.vn/upload/video/2020/05/07/Ben-trong-phong-nghien-cuu-vac-xin-covid-19-o-viet-nam_07052020094612.mp4[/presscloud]
Bên trong phòng nghiên cứu vắc xin COVID-19 ở Việt Nam
Theo Hà Ly/SKCĐ