Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm

Admin
Bệnh gai cột sống ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi từ trẻ đến già, đặc biệt hay gặp ở nam giới và tăng theo độ tuổi.
Bệnh gai cột sống gây ra những cơn đau nhức âm ỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
 
Do gai cột sống chỉ được phát hiện trên phim chụp X quang nên hầu hết người bị bệnh không biết cho đến khi bệnh khởi phát bằng cơn đau nhiều tại vùng thắt lưng và đốt sống cổ hoặc tình cờ tìm ra khi chụp X quang cơ thể. Do vậy điều cần thiết là mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết cơ bản về bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm.
 

Triệu chứng gai cột sống

 

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống. Nó được hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn. Bệnh có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên cột sống nhưng thường gặp ở 2 vị trí chịu lực nhiều nhất là đốt sống cổ và vùng thắt lưng.
 
Thông thường, ban đầu người bệnh sẽ không cảm nhận được các triệu chứng bất thường một cách rõ ràng, chỉ khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. 
 
Phần gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống
Phần gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống
 
Cụ thể, cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng nếu bị gai cột sống thắt lưng và vùng cổ nếu bị gai đốt sống cổ. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau một cách rõ ràng khi di chuyển hoặc hoạt động mạnh. Người bệnh cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan; tê bì ở cổ lan qua hai tay, đau dọc xuống hai chân; mất cân bằng. Khi bệnh tiến triển nặng bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện. Ngoài ra, người bệnh gai cột sống có thể bị rối loạn thần kinh thực vật. Các triệu chứng thường gặp như loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp...
 
Do cột sống đóng vai trò như cột trụ đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể trong quá trình hoạt động của con người nên trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống. Một trong số đó có thể đến từ chấn thương. Người bệnh từng bị tai nạn giao thông, tai nạn lao đông, té ngã, va đập mạnh…gây chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cổ khi đó cơ thể sẽ phản ứng sửa chữa nơi bị tổn thương dẫn đến hình thành gai cột sống. 
 
Thói quen cũng là nguyên nhân khiến mắc bệnh gai cột sống
Thói quen cũng là nguyên nhân khiến mắc bệnh gai cột sống
 
Bạn cũng có khả năng mắc bệnh gai cột sống nếu cơ thể dư thừa và lắng đọng canxi. Hoặc tiến triển do một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống mãn tính… Quá trình viêm lâu ngày, bề mặt trơn láng của của phần sụn trở nên thô ráp, sau cùng hai bề mặt xương cọ xát lên nhau, khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh hình thành gai xương để khắc phục tình trạng trên. Ngoài ra, nguyên nhân do thoái hóa xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi.
 
Tính chất công việc, thói quen xấu trong ăn uống và vận động cũng có thể khiến bạn mắc bệnh gai cột sống. Đặc biệt, chế độ ăn uống không khoa học như sử dụng chất kích thích, ăn nhiều chất béo, đường. Vận động sai tư thế gây áp lực lên cột sống, thường xuyên làm việc nặng nhọc… Một số ít mắc bệnh là do yếu tố bẩm sinh.
 

Phòng và điều trị gai cột sống

 

Phòng bệnh 
 
Nhiều người khá chủ quan với việc phòng ngừa bệnh gai cột sống, chỉ khi phát bệnh rồi mới gấp rút tìm các phương pháp chữa bệnh. Thực tế là, khi đã hình thành bệnh, rất khó để điều trị dứt điểm, vì thế phòng ngừa là các hữu hiệu nhất để bạn không bị những cơn đau hành hạ do bệnh gây ra.
 
Trước hết, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống vận động khoa học giúp kiểm soát tốt hơn sự vận động của cột sống. Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cần bổ sung thực phẩm nhiều chứa canxi hỗ trợ phát triển xương, thực phẩm nhiều vitamin K giúp tăng mật độ xương. Cần tuyệt đối hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol, thực phẩm đã qua tinh chế sẵn, tăng cường ăn rau quả. Không hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
 
 
Bên cạnh đó, bạn cần tránh làm các hành động, vận động dễ chấn thương cột sống. Nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức chịu đựng của bản thân để tăng cường khả năng lưu thông máu, kéo dãn đốt sống tự nhiên. Tập vận động phù hợp với tầm hoạt động của cột sống, không nên vận động quá sức. Khi đau cột sống có thể đắp nóng hoặc lạnh tại vùng đau. Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế gây áp lực lên cột sống như ngồi nhiều giờ trên bàn làm việc, xem ti vi, đọc sách... Đặc biệt là cần kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.
 
Gai đột sống dễ bị nhưng rất khó điều trị dứt điểm
Gai đột sống dễ bị nhưng rất khó điều trị dứt điểm
 
Điều trị bệnh
 
Nếu đã không may mắc phải bệnh gai cột sống, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hiện nay, để điều trị bệnh có một số phương pháp rất hiệu quả như sử dụng thuốc Đông Tây Y và vật lý trị liệu. Cụ thể:
 
Sử dụng thuốc Tây Y: Khi có cơn đau có thể người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ dưới dạng viên nén, hoặc tiêm.
 
Sử dụng thuốc Đông Y: Nhờ có nguồn dược liệu tự nhiên khá phong phú ở nước ta nên có nhiều bài thuốc đông y điều trị bệnh gai cột sống như chữa bằng ngải cứu, lá lốt, hạt đu đủ, xương rồng…
 
Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp giúp kéo giãn cột sống, giảm đau hiệu quả.
Việc phẫu thuật sẽ cắt bỏ gai cột sống là biện pháp hiệu quả nhất, tuy nhiên gai vẫn có thể mọc lại. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ chỉ định phẫu thuật khi gai chèn ép lên hệ thần kinh làm tê bì chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
 
Tùy vào tình trạng của bệnh mà các bác sĩ có thể tư vấn người bệnh sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để đạt kết quả tốt nhất.

Nhiều người khá chủ quan với việc phòng ngừa bệnh gai cột sống, chỉ khi phát bệnh rồi mới gấp rút tìm các phương pháp chữa bệnh. Thực tế là, khi đã hình thành bệnh, rất khó để điều trị dứt điểm, vì thế phòng ngừa là các hữu hiệu nhất để bạn không bị những cơn đau hành hạ do bệnh gây ra.
 
Trước hết, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống vận động khoa học giúp kiểm soát tốt hơn sự vận động của cột sống. Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cần bổ sung thực phẩm nhiều chứa canxi hỗ trợ phát triển xương, thực phẩm nhiều vitamin K giúp tăng mật độ xương. Cần tuyệt đối hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol, thực phẩm đã qua tinh chế sẵn, tăng cường ăn rau quả. Không hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.

 

Xem thêm: Người bệnh gout ăn mì tôm chẳng khác nào 'đầu độc' xương khớp và thận

 

Như Quỳnh (t/h)