Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A với cảm thông thường, nhiều người dễ chủ quan

Thời tiết diễn biến thất thường cùng ô nhiễm môi trường tăng cao... dễ gây bệnh cúm. Đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng dễ gây biến chứng nếu không kịp điều trị. Vậy triệu chứng nào cho biết bạn đang mắc cúm A?
Cúm A là căn bệnh phổ biến, thường gặp đồi với những người có sức đề kháng kém, trong những ngày thời tiết giao mùa. Các triệu chứng của cúm A thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và các loại cúm khác. Do vậy, bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây các biến chứng. 
 
Để dễ bề phân biệt, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai đã chỉ ra những đặc điểm khác biệt về triệu chứng giữa cúm A và cảm như sau:

Triệu chứng của cúm A


Người bệnh sốt nhẹ và kéo dài khoảng 1-2 ngày. 
 
Cảm giác nhức đầu, chóng mặt, đau nhức cơ, ăn uống không ngon miệng, mệt mởi kéo dài trong khoảng 1 tuần.

Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A với cảm thông thường, nhiều người dễ chủ quan
Triệu chứng ban đầu của cúm A là sốt nhẹ, nhức đầu
 
Triệu chứng đau họng, viêm họng, nghẹt mũi và hắt hơi kéo dài trong 1-2 ngày. Bên cạnh đó, cúm A thường gây cảm giác tức ngực, ho khan. 
 
Đối với các bệnh nhân bị cúm nặng, hay các đối tượng sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, bà bầu, người già và bệnh nhân mãn tính, triệu chứng cúm A có thể tiến triển và gây các biến chứng như: 
 
Phổi có dấu hiệu tổn thương với biểu hiện suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
 
Đồng thời sẽ xuất hiện biến chứng thứ phát như viêm phổi, viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, gan, thận và phổi thì bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn.
 
Triệu chứng cúm A với trẻ nhỏ thường thấy như:

Sốt cao liên tục từ 39ºC trở lên, uống thuốc hạ sốt cũng không khỏi.
 
Trẻ lên cơn co giật.
 
Sốt li bì, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa, không bú, chân tay lạnh và nôn nhiều.
 
Cảm giác khó thở và nhịp thở nhanh.
 
Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A với cảm thông thường, nhiều người dễ chủ quan
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm
 
Nếu phát hiện những dấu hiệu như trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ sốt trên 38, 5 độ C, phụ huynh hãy nới rộng quần áo cho con, chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Đồng thời, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4-6 giờ uống nhắc lại một lần nếu sốt trên 38,5 độ.
 
Ngoài ra, mỗi ngày nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 9 phần nghìn vào mắt, mũi cho trẻ. Thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn. Sau khu dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi thì vứt bỏ ngay vào thùng rác. Lưu ý không dùng khăn xô vì nếu không thay khăn mới, dùng khăn cũ thì virus vẫn bám lại trên khăn. 
 
Tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bẳng xà phòng với nước sạch, hạn chế việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Triệu chứng cảm 

 

Ở trẻ nhỏ thường sốt cao, kéo dài từ 2-5 ngày. Cảm giác đau nhức đầu, nhức các cơ, mệt mỏi  có thể kéo dài từ 2-3 tuần.
 
Thường thì các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi ít gặp hơn so với cúm. Bên cạnh đó, người bị cảm thường đau họng, khó chịu, tức ngực và ho nhiều, dai dẳng.
 
Nhận diện ngay cảm lạnh qua biểu hiện hắt hơi, nói bằng giọng mũi do nghẹt mũi, chảy nước mũi. Bị nặng, nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm khuẩn.

Điều trị cúm A tại nhà

 

Dịch cúm A không có thuốc đặc trị và chưa có vắc xin điều trị bệnh này. Tuy nhiên, việc theo dõi và điều trị bệnh phải sát sao, tránh lây lan thành dịch bệnh sẽ khó kiểm soát. Những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt nếu  mắc bệnh thường sẽ khỏi từ 2 ngày đến 1 tuần. Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai khi nên cẩn thận theo dõi, nếu có biến chứng cân đưa đi cấp cứu ngay.

Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cần:

 
Uống nhiều nước
 
Thông thường, người bệnh nếu có dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ mất nước, người mệt mỏi. Vì thế, nên bổ sung nhiều nước để bù lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Ăn các loại hoa quả như cam, nước dừa, bơ, táo,... hay các loại rau củ để tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng cho cơ thể..
 
Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A với cảm thông thường, nhiều người dễ chủ quan
Bổ sung dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả trong thời gian điều trị cúm
 
Cần nhiều thời gian nghỉ ngơi
 
Khi bị cúm, người bệnh nên nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không để nóng quá cũng không lạnh quá. Tốt nhất, không nên dùng điều hòa, tránh ảnh hưởng tới đường hô hấp. Người bệnh nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phuc, tránh nhiễm trùng.
 
Sử dụng thuốc điều trị
 
Lưu ý, người mắc cúm A không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc. Trước khi dùng nên hỏi ý kiến các bác sĩ  để được tư vấn đúng đắn. 
 
Hạn chế ra ngoài, tiếp xúc những nơi đông người
 
Khi cơ thể chưa khỏi bệnh, bạn không nên ra ngoài nhiều. Đồng thời, tránh đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi. Có việc đi đâu nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu hắt hơi, sổ mũi cần dùng khăn giấy lau sạch, không để dính vào các vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm cho người khác.
 
Nên đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu nặng
 
Nếu bạn sốt quá 7 ngày không khỏi hay gặp các biến chứng như sốt cao liên tục trên 39 độ, đau đầu choáng váng, buồn nôn, đau tức ngực thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
 
Trên đây là các triệu chứng và cách để xử lý bệnh cúm A, hi vọng nó sẽ bổ sung cho quý độc giả thông tin hữu ích, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/26/Cúm A-H1N1- Những triệu chứng cần biết - VTC Now_26022020105222.mp4[/presscloud]
Cúm AH1N1- Những triệu chứng cần biết - VTC Now