Theo báo cáo năm 2017 của Ocean Conservacy, 5 nước Châu Á là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nước xả rác thải nhựa ra biển nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Úc, đứng đầu bởi Jenna Jambeck – một kỹ sư môi trường tại Đại học Georgia, đã phân tích mật độ
rác thải nhựa (bao gồm chai nhựa, túi nilon,…) ở các đại dương trên thế giới. Họ phát hiện rằng Trung Quốc và Indonesia là nơi tạo ra lượng rác thải nhựa hàng đầu thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển.
Theo thống kê của báo
Wall Street Journal, 1/3 số lượng
rác thải nhựa xả ra môi trường biển của thế giới là tới từ hai nước này.
Top 12 quốc gia xả rác thải ra biển nhiều nhất trên thế giới.
Trung Quốc là nước đứng đầu với 8.8 triệu tấn rác thải nhựa được thải trái phép ra môi trường biển mỗi năm, Mỹ cũng nằm trong top các quốc gia gây
ô nhiễm biển, tuy lượng rác thải ít hơn Trung Quốc rất nhiều. Việt Nam cũng có tên trong danh sách này.
Theo thống kê được thực hiện từ năm 2010, số lượng rác thải nhựa xả trái phép ra biển hàng năm của Trung Quốc là 8,8 triệu tấn và Indonesia là 3,2 triệu tấn. Mỹ cũng nằm trong danh sách những nước xả rác thải nhựa trái phép ra biển nhưng ở một mức độ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Hàng năm, chỉ có 0,3 tấn rác thải trong biển là có nguồn gốc từ Mỹ.
Khi rác thải nhựa trôi ra biển, nó có thể cần tới hơn 400 năm để phân hủy. Vì thế, có tới hơn 90% lượng rác trôi nổi trên mặt biển là rác thải nhựa. Theo kịch bản xấu nhất mà tổ chức bảo tồn Ocean Conservancy và công ty tư vấn McKinsey dự báo, tới năm 2025 trên các đại dương khắp thế giới cứ có 3 tấn cá thì sẽ có 1 tấn rác thải nhựa.
Hậu quả mà rác thải nhựa gây ra không chỉ thiệt hại về môi trường, mà còn gây tổn thất lớn cho cả kinh tế lẫn sức khỏe người dân. Về phương diện kinh tế, một bản báo cáo của khối APEC đã cho thấy rác thải biển đang gây thiệt hại gần 1,3 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia trong khối.
Về phương diện sức khỏe, các nghiên cứu y khoa đã cho thấy một khi các loài cá ăn phải các hạt nhựa trôi nổi trên biển, chúng sẽ mắc phải bệnh gan và chết nhanh hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do các hạt nhựa thường chứa các chất độc hại như hợp chất chống cháy và PCB.
Hiện tại, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ thu gom chất thải rắn khá cao tại các đô thị (từ hơn 80% tới gần 100%). Tuy nhiên, tại các khu vực ngoại thành và nông thôn, nơi hơn 2/3 dân số Việt Nam đang sinh sống, thì con số này vẫn còn rất khiêm tốn (từ 40 tới 60%). Việc phát triển mạng lưới thu gom tại những khu vực này, cũng như quản lý hiệu quả các bãi rác, chắc chắn sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa xả ra các kênh, ngòi và sông rồi từ đó trôi ra biển.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/08/27/rac bua vay QN_27082019100703.mp4[/presscloud]
|
Nỗi lo rác thải nhựa bủa vây vùng biển.
Xem thêm: Sài Gòn sắp khởi công 3 nhà máy đốt rác phát điện, giảm 50% lượng rác thải chôn lấp
Hồng Nhung (t/h)