Bà bầu ăn tỏi tốt không?
Đặc tính kháng khuẩn của tỏi giúp loại củ này được sử dụng như một phương thuốc chống cảm cúm, cảm lạnh. Ăn tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những cơn cảm lạnh thông thường đồng thời ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Một nghiên cứu của Úc đã chỉ ra rằng ăn tỏi giúp giảm tỷ lệ cảm lạnh hơn 50% đồng thời giảm mức độ nghiêm trọng cũng như biến chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Cần biết đối tượng phụ nữ mang thai rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm đặc biệt trong 3 tháng đầu có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy nên bà bầu hãy chủ động ăn tỏi để phòng ngừa cảm cúm xảy ra.

Tỏi có tác dụng làm loãng máu, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch... từ đó hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Theo Natural News, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Pakistan cho hay, tiêu thụ tỏi hằng ngày với liều từ 300 đến 1.500 mg làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người bị tăng huyết áp. Giải thích cho cơ chế này có thể do chất lưu huỳnh của tỏi được chuyển đổi thành hydro sunfua, làm giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp.
Bà bầu ăn tỏi như thế nào là đúng cách?
Theo các bác sĩ, thai phụ nên bổ sung khoảng 2-4 gram tỏi tươi mỗi ngày như một loại thực phẩm bổ sung vào chế biến cùng các món ăn hàng ngày như món xào, nước chấm... Xay nhỏ tỏi, cho vào chai dầu ăn (tốt nhất là dầu ô liu) để nấu ăn hàng ngày. Cứ 1-2 tuần lại thay tép tỏi trong chai dầu một lần.

Bà bầu dùng tỏi để chữa cảm cúm bằng cách giã nát tỏi sau đó cho vào nước ấm để uống. Thai phụ không chịu được mùi tỏi, có thể thử ngâm tỏi với dấm. Sử dụng thêm những loại trà thảo dược, thực phẩm, đồ uống có chứa thành phần tỏi. Đặc biệt trong thời tiết giao mùa, mẹ bầu nên thêm tỏi vào chế độ ăn hàng ngày.
Bà bầu đang dùng thuốc hay bổ sung vi chất nên xin ý kiến bác sĩ về việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày. Bác sĩ khuyến cáo, bà bầu 2 tháng cuối không nên ăn quá nhiều tỏi.