Bài thuốc dân gian chữa chứng nổi mề đay khi trời lạnh

Rất nhiều người khi thời tiết lạnh tự nhiên bị mẩn ngứa, phát ban từng lớp mề đay dày rất khó chịu.
Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh (dị ứng thời tiết), thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác. Đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
 
Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô, đóng ít vảy. Các protein trong cơ thể biến chất tạo nên chuỗi các phản ứng ngứa, nổi mẩn, sẩn, mề đay, gọi là dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ. Có 2 dạng dị ứng thời tiết, gồm cấp tính (triệu chứng bệnh xuất hiện dưới 6 tuần) và mãn tính (triệu chứng bệnh xuất hiện trên 6 tuần và tái lại nhiều đợt trong năm).
 

Triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh

 

Benh-noi-me-day-khi-troi-lanh
 
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bản thân mình mắc bệnh dị ứng thời tiết gây nổi mẩn đỏ qua các triệu chứng, dấu hiệu sau: 
  • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ, nhất là ở mặt, tay, chân.
  • Làn da bị sưng rộp, tấy đỏ, kèm cảm giác ngứa, khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
  • Sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
Triệu chứng nổi mề đay bắt đầu ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Đặc trưng của bệnh là các mảng sẩn đỏ trên da, đường kính từ vài mm đến vài cm hoặc bị sẩn cả mảng rất to. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh: Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi bệnh nhân gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. 
 
Da của bệnh nhân thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì. Các triệu chứng mề đay lạnh thường nặng hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc. Đa số các phản ứng nổi mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, từ 4 – 10oC, nhưng cũng có một số người nổi mề đay với nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay. 
 
Triệu chứng ngứa phát ban (wheals) trên diện tích da tiếp xúc với lạnh, thường kéo dài khoảng nửa giờ. 
 
Sưng tay khi đang cầm nắm các vật lạnh.
Sưng môi khi ăn thức ăn lạnh. 
Sưng lưỡi và họng, có thể gây khó thở do phù nề hầu họng hay đường hô hấp. 
Bệnh nhân có thể bị bất tỉnh; nhịp tim nhanh; sưng chân tay hoặc thân mình; đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy; phù não; khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.
 

Nguyên nhân gây nổi mề đay khi trời lạnh

 
Thời tiết chuyển mùa, sự thay đổi đột ngột của khí hậu cộng với môi trường không khí đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng là những yếu tố làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều. 
 
Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng phong ngứa, phép điều trị chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng.
 
Theo Tây y, mề đay nổi lên là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên). Khi bạn bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây nổi mề đay, mẩn ngứa và một số triệu chứng dị ứng khác. Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên, có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả, đó là: Trẻ em, thanh thiếu niên. 
 
Bệnh cũng hay tái phát ở những đối tượng này. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như nhiễm virus, viêm phổi, mycoplasma … cũng dễ bị nổi mề đay khi nhiễm lạnh. Người mẫn cảm với lạnh có thể nổi mề đay ở vùng da được tiếp xúc với lạnh hoặc khắp thân mình. Nếu bị ngâm nhúng một phần tay chân trong nước lạnh có thể gây ra các triệu chứng toàn thân nặng hoặc bị sốc.
 

Cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản, dễ áp dụng

 
Chữa mề đay bằng mẹo dân gian là phương pháp quen thuộc với người dân, hiện các bà các mẹ vẫn truyền tai nhau các cách chữa nổi mề đay dân gian như tắm lá, chườm, uống. Trong đó cách phổ biến, lành tính nhất đó là đun lá tắm.
 

Đắp khăn lạnh, ẩm lên những vùng bị ngứa 

 
Nổi mề đay sẽ gây mẩn ngứa, khó chịu. Khi bạn chưa xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay, thì phương pháp chườm khăn lạnh, ẩm là phương pháp cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà an toàn nhất và mang lại tác dụng tức thì. Lấy khăn mềm ngâm trong nước lạnh, vắt ráo nước rồi đắp lên vị trí da bị nổi mẩn, giữ trong khoảng 30 phút. Nhiệt độ và độ ẩm của khăn lạnh sẽ làm dịu và ngăn ngừa các nốt mẩn. Cứ làm liên tục thường xuyên cho tới khi các nốt mẩn ngứa biến mất.
 

Tắm bằng nước lá chè xanh 

 

Benh-noi-me-day-khi-troi-lanh
 
Chè xanh có  nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe: sát trùng, cầm máu. Ngoài ra uống nước chè xanh còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể nên chè xanh điều trị dị ứng mẩn ngứa khá hay. Dùng 20g chè xanh rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó dùng nước chè xanh để tắm sẽ đẩy lùi được những dấu hiệu khó chịu của bệnh nổi mề đay. Lưu ý là sau khi tắm các loại nước trên, người bệnh cần tắm lại 1 lần nước sạch để loại bỏ chất nhờn. Tuy nhiên, khi  da bị bong tróc, trầy xước, thì tuyệt đối không nên tắm nước chè xanh. 
 
Chữa mề đay bằng lá kinh giới
 
Theo Đông y thì kinh giới được cho là thảo dược thuộc họ Hoa môi, có mùi thơm. Kinh giới tính ấm, vị cay nhẹ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm, trừ phong. Ngoài ra, kinh giới cũng giúp thải độc tố và các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể, do đó có thể điều trị bệnh. Lấy khoảng 1 nắm lá kinh giới tươi (có cả ngọn và hoa càng tốt). Đem giã nát, xay nhuyễn. Đổ ra khăn xô, ray lọc lấy nước. Pha vào chậu nước ấm, thêm vài hạt muối và tắm như bình thường.
 

Chữa mề đay bằng lá khế

 

Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, bệnh mề đay và nổi mẩn ngứa khởi phát là cơ thể tích tụ quá nhiều nhiệt nóng. Đồng thời, chức năng hoạt động của gan kém khiến chất độc không được bài tiết ra ngoài lắng đọng dưới da gây ngứa. Trong khi đó, lá khế có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu, là phương thuốc thích hợp để cải thiện triệu chứng bệnh. Dùng 1 nắm lá khế tươi khoảng 200gr đem rửa sạch. Vò nát, cho vào nồi nước sạch khoảng 2 – 3 lít, thêm vài hạt muối. Bật bếp đun sôi để ấm lọc nước để tắm phần bã có thể dùng chà sát nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay dị ứng. Nên tắm 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả.
 

Chữa mề đay bằng lá tía tô

 

Benh-noi-me-day-khi-troi-lanh

 
Thực tế khả năng điều trị bệnh của lá tía tô được các dân gian và các nhà khoa học công nhận. Loại lá này có tính ấm, vị cay nồng… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm… điều trị được nhiều bệnh ngoài da. Còn theo nhiều nghiên cứu thì tinh chất của lá có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng sát khuẩn, chống viêm, tăng cường khả năng phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Lá tía tô là nguyên liệu tự nhiên nên khi sử dụng thường không gây tác dụng phụ, ngay cả khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Áp dụng cách này cũng giúp nhiều người tiết kiệm được chi phí điều trị. 
 
Sử dụng khoảng 200gr lá tía tô, rửa sạch. Cho vào nồi cùng 2 lít nước sạch đun sôi trong vòng 20 phút. Đổ nước ra chậu thêm vài hạt muối và để ấm tắm.Cũng từ những loại lá trên, người bệnh có thể xao nóng để chườm hay giã nát, đun nước uống cũng mang lại tác dụng giảm mẩn đỏ ngứa trên da tạm thời.
 

Sử dụng lá khế tươi để giảm các nốt mẩn ngứa 

 
Trong cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà, mẩn ngứa bạn có thể lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo.Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 40gr vỏ của thân cây khế đem sắc lấy nước uống hàng ngày, hay bạn cũng có thể lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày cũng là cách để trị mề đay hiệu quả.

 
Nguyễn Dung (t/h)