Bắt rắn hổ mang chúa, nam thanh niên bị cắn hoại tử ngón tay, biến chứng viêm cơ tim

Khi đang làm việc bên bờ suối, nam thanh niên bắt rắn hổ mang chúa nên bị cắn vào ngón tay dẫn tới hoại tử, biến chứng viêm cơ tim.
Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM thông tin về việc điều trị cho một nam thanh niên bị rắn hổ mang chúa cắn vào tay biến chứng lên tim. 
 
Đó là người đàn ông 35 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu lúc rạng sáng ngày 21/9. Thời điểm đó bệnh nhân đã bị rắn cắn 12 tiếng. Người này kể khi đang làm việc bên bờ suối thì nhìn thấy một con rắn, anh ta tiến tới bắt thì bị rắn cắn vào ngón trỏ bàn tay phải. Bệnh nhân cho hay đó là một rắn hổ mang chúa dài 2,4m.
 
 
Ngón tay bệnh nhân bị hoại tử

Sau khi buộc cầm máu cổ tay tạm thời và đi lấy nọc độc rắn, nam bệnh nhân nhập viện và được truyền huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa. Sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, vết thương của bệnh nhân đã bị hoại tử nên buộc phải tháo đốt ngón tay. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân bị biến chứng viêm cơ tim khiến mạch chậm, phải hỗ trợ bằng máy tạo nhịp tim bên ngoài.
 
Bị rắn hổ mang chúa cắn vào tay biến chứng viêm cơ tim
Bệnh nhân qua cơn nguy kịch

Trước đó, hồi giữa tháng 8, một người đàn ông ở Tây Ninh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trên tay cầm theo con rắn hổ mang chúa nặng 4,6kg. Người này cho hay trong lúc bắt rắn bị cắn vào đùi nguy kịch.

Thời điểm nhập viện bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, nói chuyện được nhưng sau đó nhanh chóng Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thay huyết tương, cắt lọc các mô hoại tử nhiều lần và lọc máu liên tục mới có thể đưa bệnh nhân thoát khỏi tay tử thần. Qua gần một tháng điều trị, bệnh nhân ở Tây Ninh mới bình phục.
 
BS Nguyễn Ngọc Sang (Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy) phân tích: Rắn hổ chúa là loài rắn to lớn, có độc tính cao. Lượng độc tiêm vào cơ thể lớn có thể gây tử vong nhanh chóng khi người bị rắn cắn chưa kịp đến cơ sở y tế. Nọc rắn phát tán nhanh làm cho nạn nhân liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp, suy đa phủ tạng nhanh. Bệnh nhân cần được sơ cứu và truyền huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
 
TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn các bước sơ cứu người bị rắn độc cắn:
 
- Cần động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng; Không để bệnh nhân tự đi lại;
 
- Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động có thể làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Nếu bị rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường thì cần băng ép toàn thân bệnh nhân bất động. Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế, đồng thời duy trì băng ép, bất động.
 
- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/11/27/200-nguoi-chet-moi-ngay-vi-ran-doc_27112019095650.mp4[/presscloud]
Thống kê của WHO cho hay trung bình mỗi ngày có khoảng 200 người chết vì bị rắn cắn.
Video: VNEWS
 
 
Theo Hà Ly/SKCĐ