Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch? Các tai biến khi truyền dịch

Sốc phản vệ khi truyền dịch xảy ra do tốc độ truyền quá nhanh. Sốc có thể xảy ra tức thì, trong hoặc sau khi tiêm truyền dịch. Nhận biết các biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch.

Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch

 
Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính thể nặng, nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do thuốc. Sốc phản vệ do thuốc thường gặp nhất do các loại thuốc viêm giảm đau, giãn cơ, gây tê gây mê... Việc truyền dịch cũng có thể gây biến chứng sốc phản vệ.
 
Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch? Các tai biến khi truyền dịch
Vã mồ hôi, sốt rét, tay chân lạnh... là các biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch

Tai biến sốc phản vệ khi truyền dịch thường xảy ra với các trường hợp người bệnh tự ý truyền dịch tại nhà, không có sự giám sát của cán bộ y tế. Sốc phản vệ xảy ra thường do tóc độ truyền dịch quá nhanh, áp lực thẩm thấu cao.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn tới sốc phản vệ khi truyền dịch như: dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng, cơ địa bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc mà không biết... Các biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch như: vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp tụt. 
 
Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay tức thì, trong hoặc sau khi truyền dịch xong. Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch được vài phút. Khi đó, bệnh nhân đột nhiên rét run, sốt cao lên tới 39-40oC, ra mồ hôi, huyết áp tụt, thở gấp... Các biểu hiện rất nặng nếu không được xử trí kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.

Các tai biến khi truyền dịch


Ngoại trừ sốc phản vệ còn có nhiều tai biến nguy hiểm khác có thể xả ra khi truyền dịch.

Dịch không chảy, phồng nơi tiêm: Dịch không thể chảy ra từ bình truyền dịch, khi đó thuốc không được đưa vào cơ thể bệnh nhân, có thể đe dọa tính mạng người bệnh đặc biệt trong các trường hợp nguy cấp.
 
Ngược lại, phồng nơi tiêm là biểu hiện dịch thuốc thoát ra ngoài vì kim tiêm đâm ra ngoài thành mạch hoặc đầu kim chưa đâm sâu trong lòng mạch hay tĩnh mạch bị vỡ phải truyền lại. Khi dịch ưu trương thoát ra ngoài, bệnh nhân kêu buốt, chỗ tiêm truyền phồng to cần thông báo cho bác sĩ để ngừng truyền ngay.
 
Biểu hiện sốc phản vệ khi truyền dịch? Các tai biến khi truyền dịch
Các tai biến khi truyền dịch xảy ra có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Phù phổi cấp, tắc mạch phổi: Tốc độ truyền dịch cao, khối lượng dịch truyền lớn có thể gây áp lực lên phổi thành biến chứng phù phổi cấp. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm với người cao huyết áp, suy tim.

Biểu hiện biến chứng phù phổi cấp như: đau ngực dữ dội, khạc nhổ bọt màu hồng, mặt tím tái, nghe thấy phổi nhiều ran ẩm dâng lên từ hai đáy phổi.

Mặt khác, không khí trong dây truyền dịch lọt vào lòng mạch nhanh cũng gây biến chứng tắc mạch phổi. Khi đó, bệnh nhân có các biểu hiện đau ngực đột ngột, dữ dội, khó thở, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây tử vong nhanh.

Nhiễm khuẩn: Biến chứng nhiễm khuẩn xảy ra khi các dụng cụ tiêm truyền không được vô trùng tốt. Một số bệnh có thể lây lan do nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virus, nhiễm HDV... Do đó, cần tuyệt đối vô trùng các dụng cụ tiêm truyền.
 
Theo các bác sĩ, ngay cả khi truyền dịch tại bệnh viện vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ sốc, cần dừng tiêm truyền ngay lập tức và dùng thuốc chống sốc.
 
Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà. Việc truyền dịch chỉ được thực hiện tại bệnh viện nơi có đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất. Chỉ truyền dịch khi có đã thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/16/Nữ công nhân tử vong khi truyền đạm tại phòng khám tư - VTC14_16072019151506.mp4[/presscloud]
Nữ công nhân tử vong khi đang truyền đạm tại một phòng khám tại Hà Nội. Video: VTC14
 
 
Hà Ly (t/h)