Ngoài việc sử dụng thuốc và một số phương pháp điều trị chuyên sâu khác, bệnh nhân bị trĩ có thể tác động và làm co búi trĩ bằng một số bài tập đơn giản, nhẹ nhàng.
Bệnh trĩ đã và đang trở thành bệnh lý đáng lo ngại hiện nay với số lượng người mắc ngày càng gia tăng. Bệnh hình thành do tĩnh mạch vùng hậu môn bị giãn lớn hoặc phình to, hoạt động kém. Bệnh trĩ thường có 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Mỗi dạng bệnh trĩ sẽ có những biểu hiện khác nhau điển hình như đau rát, sưng tấy và xung huyết.
Nguyên nhân của bệnh
Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc thường xuyên ăn những loại thức ăn cay nóng, khó tiêu, sử dụng nhiều rượu bia… chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của bệnh trĩ.
Nhân viên văn phòng, tài xế… thường xuyên phải đứng hoặc ngồi nhiều. Thói quen này diễn ra thường xuyên sẽ tác động lên tĩnh mạch vùng hậu môn dẫn đến trĩ.
Những người có tiền sử bệnh táo bón, kiệt lỵ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, có rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh khó nói như:
mang thai, sinh đẻ hoặc do di truyền…
Triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như đại tiện ra máu, tuy nhiên lượng máu không nhiều. Ngoài ra, nhiều người còn có cảm giác đau rát, khó chịu.
Ở giai đoạn nặng, lượng máu chảy nhiều hơn và bắn thành tia mỗi khi đi đại tiện. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây thiếu máu, thể lực suy yếu. Bên cạnh đó, còn dẫn đến sa búi trĩ, viêm nhiễm vùng hậu môn gây ngứa rát, đau đớn.
Các bài tập làm co búi trĩ tại nhà
Nhiều người bệnh lầm tưởng rằng, hoạt động thể chất có thể kích thích búi trĩ và làm phát sinh cơn đau. Tuy nhiên nếu lựa chọn bài tập thể dục phù hợp, bạn có thể cải thiện cơ thắt hậu môn, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và hạn chế tình trạng sung huyết. Hơn nữa hoạt động thể chất còn kích thích quá trình trao đổi chất và ổn định nhu động ruột. Tác động này sẽ hạn chế được hiện tượng táo bón ở bệnh nhân trĩ và làm giảm các triệu chứng khó chịu khi đi đại tiện. Các chuyên gia cho biết, thói quen luyện tập đều đặn có thể giúp bạn dễ dàng đào thải phân ra bên ngoài và hạn chế được tình trạng chảy máu do phân ma sát với búi trĩ.
Làm co búi trĩ bằng bài tập vùng hậu môn
Hậu môn là khu vực “đóng quân” của “giặc” trĩ, chịu tác động trực tiếp của những cơn đau khó nói. Các động tác vùng hậu môn giúp búi trĩ co lại, tránh bị sa búi trĩ. Chính vì thế việc tác động lên vùng hậu môn sẽ góp phần giúp búi trĩ co lại một cách đáng kể. Đồng thời cải thiện tình trạng sa búi trĩ. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể lựa chọn một trong những bài tập vùng hậu môn làm co búi trĩ
Động tác nâng hậu môn: Bạn ngồi bắt chéo chân, hai tay chống hông, nhíu hậu môn, từ từ đứng lên trong 5 giây rồi thả lỏng người. Mỗi lần tập 10-20 lần.
Động tác nhón gót, co hậu môn: Bạn đứng thẳng người, hai tay chống hông, hai chân bắt chéo, vừa nhíu hậu môn vừa nhón gót trong 5 giây rồi hạ gót xuống, thả lỏng người. Mỗi lần tập từ 10-20 lần.

Bài tập nằm ngửa, co hậu môn: Nằm ngửa trên sàn, hai tay duỗi dọc thân người, hai chân co lên, từ từ dùng sức nâng xương chậu lên đồng thời nhíu hậu môn trong 5 giây rồi hạ xuống. Thực hiện bài tập từ 10-20 lần.
Làm co búi trĩ ngoại bằng bài tập co thắt cơ hậu môn: Thả lỏng cơ thể đồng thời tập trung trí não và sức lực vào vùng ổ bụng dưới. Từ từ hít một hơi thật sâu, dùng lực kẹp chặt cả hai bên đùi và mông, lưỡi uốn lên hàm trên. Trong thời gian này thực hiện co thắt hậu môn tương tự như khi đại tiện. Giữ nguyên tư thế, nín thở trong khoảng 10 giây, sau đó từ từ thở ra. Thả lỏng cơ thể và vùng hậu môn, giúp vùng hậu môn trở lại trạng thái bình thường, hạ lưỡi xuốn. Nghỉ ngơi khoảng 30 giây rồi lặp lại động tác. Tập từ 20 – 30 nhịp/lần. Luyện tập càng nhiều lần càng tốt.
Bài tập vùng đan điền giúp co búi trĩ
Bài tập vùng đan điền giúp co búi trĩ rất phù hợp cho những bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ ngoại hoặc bệnh trĩ nội ở giai đoạn có búi trĩ sa ra ngoài. Bài tập này có khả năng tác động giúp búi trĩ đang sa ra ngoài co lại một cách tự nhiên. Phản ứng tự động co thắt ở hậu môn. Hơn thế bài tập vùng đan điền giúp co búi trĩ còn giúp người bệnh thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Đồng thời giúp cơ thể khoe mạnh và thoải mái hơn.
Nằm trên giường hoặc trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng, tay đặt song song với phần thân. Mắt nhắm hờ, tập trung tất cả suy nghĩ về vùng đan điền, hít thở sâu đồng thời thót hậu môn, hai bàn tay co lại, cắn chặt hai hàm răng, các ngón chân cong lên hướng về phía trên. Giữ chặt những tư thế này từ 5 - 7 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân. Nghỉ ngơi tại chỗ từ 1- 2 phút rồi thực hiện tiếp.Thực hiện những lần tập theo tương tự. Mỗi ngày nên dành 30 phút để thực hiện.
Bài tập đi bộ ngừa sa búi trĩ
Đi bộ mang đến hiệu quả điều trị cao, giúp giảm tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài. Đi bộ chữa bệnh trĩ không giống đi bộ kiểu thể thao, mà có từng bước thực hiện động tác.
Đứng thẳng người, hai tay buông lỏng, lòng bàn tay nắm lại, hai cơ hàm khép hờ. Tập trung vào đan điền (vùng bụng dưới), các ngón chân bấm xuống đất, bắt đầu vừa co thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phút. Thư giãn vùng hậu môn, thả lỏng bàn chân, đi bộ 1-2 phút rồi lại tiếp tục quay lại bước 1. Mỗi ngày đi bộ khoảng 2 lần, mỗi lần 30 phút, bạn sẽ gặt hái được thành quả như mong đợi.
Bài tập hít thở hỗ trợ tiêu hóa tốt
Bài tập hít thở kết hợp
xoa bụng giúp tiêu hóa tốt, thuyên giảm triệu chứng táo bón. Hít thở kết hợp với co thót hậu môn giúp tăng sức chịu đựng cho các cơ vùng hạ vị, tăng lưu thông máu, đồng thời làm co búi trĩ. Hít thở là
bài tập chữa trĩ tại nhà nhẹ nhàng mà ngay cả người ngại tập thể dục nhất cũng tự tin làm theo.
Cách thứ nhất: Bạn nằm ngửa trên sàn và thả lỏng toàn thân. Sau đó đặt hai bàn tay chéo lên nhau, từ từ xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Vừa xoa bạn vừa kết hợp thở kiểu yoga, hít vào bụng phồng lên, thở ra bụng xẹp xuống. Động tác này rất dễ nên bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Cách thứ hai: Bạn nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt dọc theo thân, mắt nhắm hờ, đồng thời tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền. Khi hít vào, bạn co thót hậu môn, nắm chặt lòng bàn tay, khép chặt răng, co ngược ngón chân về phía đầu. Giữ tư thế trong 5 giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng toàn thân.
Bài tập thư giãn giúp lưu thông máu
Các triệu chứng bị bệnh trĩ thường gây bất tiện trong sinh hoạt và công việc làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Bạn cần thư giãn tinh thần cho máu huyết lưu thông tốt giúp cải thiện bệnh. Người bệnh trĩ có thể thực hiện bài tập thiền buông thư giúp thư giãn như sau: Nằm ngửa thoải mái trên sàn, hai mắt nhắm lại, hai cánh tay buông dọc thân người, thư giãn hai cẳng chân, hai bàn chân ngả ra hai bên. Tập trung chú ý vào phần bụng rồi từ từ hít vào cảm nhận bụng phồng lên, thở ra cảm nhận bụng xẹp xuống. Thực hiện bài tập khoảng 30 phút hoặc có thể rút ngắn tùy theo lượng thời gian bạn có thể tập.
Bài tập yoga thở kết hợp
Với bài tập này, bạn có thể thực hiện ở mọi nơi và mọi tư thế cả khi đứng, ngồi hoặc nằm. Động tác: Thả lỏng người và tập trung tinh thần vào vùng bụng dưới. Tiếp đến, thực hiện hít vào từ từ, đồng thời khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Trong cùng lúc đó, thực hiện co thắt và hóp hậu môn vào, nín thở. Giữ nguyên tư thế này khoảng vài giây rồi thở ra và đưa hậu môn về trạng thái bình thường, đồng thời lưỡi đưa xuống. Cần xác định chính xác đang mắc phải bệnh trĩ nội hay bệnh trĩ ngoại để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Thường xuyên luyện tập từ 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 35 – 40 nhịp.
Tập luyện là phương pháp làm co búi trĩ về lâu dài, bạn cần có thời gian kiên trì tập hàng ngày. Sau 2-3 tuần tập luyện bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của bài tập. Tuy nhiên không nên tập khi bạn đang có những dấu hiệu trĩ cấp gây đau đớn như đau rát, chảy máu, viêm nhiễm hậu môn. Nếu bạn cần điều trị các triệu chứng cấp thì nên dùng thêm thuốc điều trị trĩ trước đã.
Nguyễn Dung (t/h)