'Thực phẩm vàng trong làng trị cảm cúm', chịu khó ăn có khi không cần thuốc

Người bị cảm cúm luôn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Để phục hồi sức khỏe, chế độ ăn cho người bị cảm cúm cần phải tuân thủ nhiều quy tắc quan trọng.
Cảm cúm là một loại bệnh vô cùng phổ biến. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như: Mệt mỏi, đau nhức các khớp, ho khan, da nóng, chảy nước mắt, đau họng, sổ mũi. Khi bị cảm cúm, cách tốt nhất để khỏi bệnh là dành thời gian nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, người bị cảm cúm cần được cung cấp đủ nước, các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng để giảm bớt khó chịu, tăng khả năng phục hồi của cơ thể. Thường những người cảm cúm không thể ăn nhiều, nhưng vẫn có thể bổ sung thực phẩm đúng cách.

Chế độ ăn cho người bị cảm cúm nên bổ sung những gì?


Súp gà: Trong chế độ ăn cho người bị cảm cúm chắc chắn không thể thiếu món súp gà. Súp gà rất dễ ăn, cung cấp lượng protein dồi dào có từ thịt gà và các vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, có tác dụng phục hồi sức khỏe rất tốt. Thịt gà vốn có tính mát, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, chữa cảm cúm và cảm lạnh.
 
Chế độ ăn cho người bị cảm cúm cần tuân thủ những gì để nhanh hồi phục?
Ảnh minh họa. 
 
Các loại đậu: Không chỉ riêng thịt gà, các loại đậu cũng rất giàu protein, thậm chí còn mềm mại, thơm ngon, dễ ăn và dễ nuốt.

Rau và trái cây tươi có màu sắc nổi bật: Các loại rau củ quả có màu sắc nổi bật như quả mọng, ớt chuông, cam... chứa nhiểu chất chống oxy hóa cùng các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể mau hồi phục.

Thịt bò: Kẽm là loại chất có khả năng chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch, giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành. Đặc biệt là, kẽm có rất nhiều trong thịt bò, tôm và hàu. Bên cạnh đó, thịt bò cũng rất giàu protein và vitamin B, rất tốt cho người bị cảm cúm.

Nước cam: Cam dồi dào lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa, uống nước cam hàng ngày sẽ giúp người bị cảm cúm mau chóng khỏe lại.
 
Chế độ ăn cho người bị cảm cúm cần tuân thủ những gì để nhanh hồi phục?
Ảnh minh họa. 

Gừng: Gừng được xem là dược liệu chống viêm, có hiệu quả chống lại buồn nôn. Do đó, thường xuyên thêm gừng vào đồ ăn hoặc đồ uống sẽ là một ý tưởng tuyệt vời.

Tía tô: Tía tô là loại rau phổ biến, dễ trồng và có mùi hương dễ ngửi đặc trưng. Tía tô có thể ăn sống hoặc nấu canh, được xem là một vị thuốc phổ biến trong Đông Y với tác dụng chữa ho, giải độc, giảm đau, ra mồ hôi. Khi nấu cháo hoặc súp thêm vài lá tía tô để tăng thêm hương vị.

Uống nhiều nước: Những người bị cảm cúm, đặc biệt là sốt và đổ nhiều mổ hôi thì việc giữ nước chính là điều quan trọng nhất. Khi cảm cúm, mỗi ngày bạn phải uống ít nhất 2-3 lít nước, ăn những thực phẩm có tính mát, không ăn đồ cay nóng, chiên rán.

Uống trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh, có thể thay nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể. Trà xanh thêm chút mật ong sẽ có tác dụng giảm ho, dịu họng hiệu quả.

Ngoài việc bổ sung nhiều đồ ăn cần thiết vào chế độ ăn uống, người bị cảm cúm cần tránh xa thức ăn nhanh và thực phẩm chiên bởi chúng rất khó tiêu, gây đau bụng, khó chịu. Không ăn những món cay, sẽ gây áp lực lên vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra, người cảm cúm cũng không nên uống sữa, thức ăn nhiều muối.

[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/05/an-cam-co-tang-suc-de-khang-phong-ngua-virus-corona-khong_05022020084536.mp4[/presscloud]
Hướng dẫn cách làm 4 loại nước detox giảm cân tốt cho sức khỏe.
 

Thùy Nguyễn (t/h)