Số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng cao nhưng nhiều người lại chưa nắm rõ về chế độ ăn cho người tiểu đường, rằng người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì.
Số lượng người mắc tiểu đường ngày càng gia tăng chóng mặt trên toàn thế giới. Trong đó, dạng tiểu đường phổ biến nhất chính là đái tháo đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) hoặc là tiểu đường tuýp 2. Trong 25 năm tới, người ta ước tính bệnh nhân tiểu đường có thể tăng gấp đôi hiện tại.
Ít người biết,
bệnh tiểu đường là bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hụt hoặc không có nội tiết tố insulin. Do đó, ngoài việc uống thuốc và cơ thế vận động, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc điều trị của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được chế độ ăn cho người tiểu đường, rằng người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì.
Nhiều người sai lầm khi quan niệm phải ăn uống kiêng khem hoặc nhịn ăn để kiểm soát đường huyết mà không hề biết, cách làm này có thể khiến tình trạng sức khỏe tồi tệ thêm. Tốt nhất, bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, từ vitamin đến khoáng chất, chất đạm, chất béo, tinh bột...
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Nhóm đường bột: Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, gạo còn vỏ cám, đậu, đỗ... được chế biến bằng cách luộc, hấp, nướng; hạn chế tối đa việc rán, chiên, xào và các loại gạo trắng, củ nướng, bột sắn dây, bánh mì trắng, miến. Khi ăn các loại củ như khoai, sắn... thuộc nhóm tinh bột nên cần cắt giảm cơm khi tiêu thụ.
Nhóm thịt cá: Chế độ ăn cho người tiểu đường gồm thịt nạc, thịt gia cầm (bỏ da), cá và các loại đậu đỗ chế biến đơn giản như hấp, luộc hay áp chảo. Nếu dùng dầu ăn, chỉ dùng các loại dầu đậu nành, dầu vừng, dầu olive... Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, bánh kẹo ngọt, kem, các loại mứt, thức uống có ga...
Nhóm rau quả: Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và củ quả hấp, luộc, áp chảo, salad, không dùng sốt cho chất béo. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như hồng, xoài, sầu riêng... và các loại quả sấy khô.
Sữa: Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 khẩu phần sữa để bổ sung đạm, đường, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại sữa chua ít béo hoặc không béo, ít hoặc không đường.
Chế độ ăn cho người tiểu đường chuẩn nhất
Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo chế độ ăn dưới đây để có được sức khỏe tốt nhất.
Bữa sáng
Nên ăn bữa sáng sớm, dùng ít nhất 4 loại quả ít ngọt. Ưu tiên các loại thức ăn kháng viêm như gừng, húng xoăn, nha đam. Đặc biệt, người có huyết áp cao cần bổ sung một đĩa rau củ sống khoảng 100-150 gram, giảm lượng trái cây tiêu thụ. Có thể uống thêm một cốc nước dừa để bổ sung khoáng chất.
Bữa trưa và tối
Ăn nhiều rau lá, củ, quả ít ngọt; bổ sung các loại đậu nảy mầm. Hạn chế hoặc không ăn các đồ nấu quá chín và đồ có nguồn gốc động vật.
Bữa phụ
Một ngày cần ăn thêm các bữa phụ vào 9h30 và 15h với hạnh nhân, hạt óc chó, sinh tố rau của quả và 1 quả dừa tươi.
Nên nhớ tuân thủ các bữa ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, tập thể thao phù hợp, tư duy lạc quan, ngủ nghỉ đúng giờ.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/09/12/Công dụng của Nước Ép Bầu đối với cơ thể_12092019094310.mp4[/presscloud]
Công dụng của Nước Ép Bầu đối với bệnh nhân tiểu đường. Nguồn: Check Sức Khỏe
Thùy Nguyễn (t/h)