Chế độ ăn uống người bệnh đau dạ dày cần tuân thủ nếu không muốn sớm nhập viện

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm dạ dày ngày càng phát triển là chế độ ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh đau dạ dày.
Bệnh dạ dày là một trong các loại bệnh phổ biến nhất ở đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu thông qua bên ngoài của cơ thể. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh này đó là triệu chứng khó tiêu, có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở người bệnh để có thể chữa trị kịp thời. Bên cạnh những dấu hiệu trên thì cũng có một số biểu hiện khác như: đau thương vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những dấu hiệu đặc trưng nhất ở bệnh này. Cảm giác chướng hơi, đầy bụng không tiêu hóa được, buồn nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu.
 

Nguyên nhân gây đau dạ dày

 

An-uong-dung-cach-khi-mac-benh-da-day

Cơ chế bệnh sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do acid làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất acid làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. 
 
Bữa ăn là yếu tố tác động mạnh nhất đối với dạ dày: Có nhiều người học thường bỏ bê bữa sáng, mà lại ăn tập trung quá nhiều vào bữa tối. Nhiều người Việt sáng ra họ bận rộn với nhiều công việc, đôi khi họ phải đi làm sớm, hoặc cho rằng bữa sáng không quan trọng trong các bữa ăn. Vì vậy mà họ thường không ăn sáng hoặc ăn rất ít, ăn những thứ không phù hợp đối với một bữa sáng. Tại sao lại như vậy? Khi mà chúng ta cần một lượng thức ăn đủ để duy trì một ngày làm việc đầy khó khăn, mệt mỏi, một ngày dài như vậy mà lại bỏ bữa sáng còn bữa tối ăn rất nhiều trong khi sau bữa tối chúng ta lên giường đi ngủ. Vậy lúc đó năng lượng dư thừa sẽ chuyển thành chất béo tích tự thành mỡ trong cơ thể.

Thuốc lá: Thuốc lá gây đau dạ dày. Khi nhắc đến thuốc lá nhiều người sẽ nghĩ đến ngay các bệnh về phổi, tuy nhiên một căn bệnh khác mà chúng ta không lưu ý tới đó là bệnh đau dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa. Chất độc hại có trong thuốc lá là nicotine có khả năng thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin- nguyên nhân làm bào mòn niêm mạc dạ dày, ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Do đó mà người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh đau dạ dày cao hơn những người không hút thuốc lá.

Rượu bia: Rượu bia là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa. Các chất cồn trong rượu bia sẽ làm ảnh hưởng đến chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

Vi khuẩn HP: Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc Vi khuẩn HP thì đến 70% là mắc bệnh dạ dày. Vi khuẩn HP thông qua đường ăn uống sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, xuống đường tiêu hóa ,bám vào thành dạ dày. Sau một thời gian, nó sẽ làm tổn thương thành dạ dày gây viêm loét, teo dạ dày.

Căng thẳng: Ở bất kì một loại bệnh nào thì tinh thần luôn là yếu tố quan trọng làm nên thành công hay thất bại của quá trình chữa bệnh. Cho nên tinh thần căng thẳng sẽ dẫn đến việc co thắt dạ dày, sẽ kích thích nhu động ruột làm dạ dày càng đau thêm. Theo các bác sĩ thì chế độ ăn uống là rất quan trọng nó gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Vì vậy cho nên, ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ dẫn đến việc bị đau dạ dày. 
 

Những điều lưu ý khi bị đau dạ dày

 

An-uong-dung-cach-khi-mac-benh-da-day

 
Cơ chế ăn uống điều độ: các nghiên cứu chỉ ra rằng việc chúng ta ân uống đều đặn các bữa trong một ngày sẽ giúp ích rất tốt cho việc chữa bệnh đau dạ dày. Vì vậy mà bạn cần ăn uống đúng giờ.

Ngủ đúng giờ và ngủ đủ số lượng: Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với người đau dạ dày, Ngủ đủ giấc sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, cơ thể được thư giãn. Nếu không ngủ đủ giấc cơ quan sẽ co thắt lại, làm cho bạn khó chịu, mệt mỏi. Không nên thức khuya làm ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể, điều này sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày tăng cao.

Ăn chậm nhai kĩ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: trong khi ăn nếu bạn nhai kĩ thì nước bọt cũng sẽ được tiết ra nhiều hơn, điều này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong thực phẩm ngâm như dưa muối, cà muối,… chứa nhiều muối bên trong cũng làm cho dạ dày khó xử lý hơn. 
 
Ăn ít thực phẩm chiên rán: Trong đồ ăn như khoai rán, gà rán… có chứa nhiều đồ dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe đồng thời cũng làm cho dạ dày khó xỷ lý hơn.

Tránh các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá … trong các đồ này các chất gây hại cho dạ dày và sức khỏe. Vì vậy mà chụng ta cần hạn chế hoặc không dùng thì càng tốt, sẽ bảo vệ được sức khỏe của chúng ta mà còn bảo vệ cho mọi người xung quanh.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C nếu hấp thụ ở mức độ cho phép thì sẽ có lợi cho đường tiêu hóa. Khi nạp vitamin C vừa đủ vào bên trong dạ dày sẽ giúp tăng hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng sức đề kháng cho dạ dày. Vì vậy bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là sau khi thức dậy vào sáng sớm và một tiếng trước khi ăn sáng. Uống nước sau khi ăn sẽ làm loãng dạ dày và dẫn tới đau dạ dày. Việc nước canh quá nhiều cũng sẽ làm dạ dày khó tiêu hơn trong và sau khi ăn thức ăn. 
 
Cà phê: Đặc biệt có một nghiên cứu chỉ ra rằng người bị đau dạ dày không nên uống cà phê. Cà phê là một loại đồ uống phổ biến được sử dụng, nhất là đối với giới trẻ khi mà áp lực từ công việc, học tập thì cà phê là loại đồ uống giảm mệt mỏi, căng thẳng cho họ. Khi tụ tập bạn bè đi chơi, uống nước, nói chuyện tán gẫu thì cà phê là sự lựa chọn ở các bạn. Tuy nhiên, vì trong cà phê có chứa chất caffeine có thể gây hại đến dạ dày. Vì vậy mọi người nên chú ý hơn khi sử dụng cà phê. 
 
Đồ ăn chua: Những trái cây như xoài xanh, khế,… đều có ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày của chúng ta.Khi ăn những loại trái cây này người bị đau dạ dày sẽ bị kích thích đường ruột, gây đau bụng da dày và khiến tình trạng sức khỏe càng trở nên tồi tệ hơn. 
 
Cuối cùng các bạn nên giữ ấm cho vùng bụng: Khi vùng bụng bị lạnh thì sẽ khiến chứng năng dạ dày kém đi. Vì vậy mà người bị bệnh đau dạ dày hãy chú ý đến việc giữ ấm cho cơ thể tránh để cơ thể nhiễm lạnh.

Bị đau dạ dày nên ăn gì?

 

An-uong-dung-cach-khi-mac-benh-da-day

 
Trọng tâm của dinh dưỡng trong viêm loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của acid tiết ra lên niêm mạc dạ dày. 
 
Đu đủ: Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với người bị đau dạ dày. Đu đủ sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ dạ dày, giảm bớt tình trạng khó tiêu, giảm táo bón ở người.
 
Gừng: như là một loại thực phẩm tốt nhất đối với người bị mắc bệnh đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu.
 
Táo: Táo chứa nhiều pectin thức đẩy quá trình hoạt động ở dạ dày và đường ruột, giúp quá trình bài tiết được thuận lợi hơn, hữu ích cho người bị bệnh táo bón.
 
Chuối: Chuối là thực phẩm hàng đầu thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng chung hòa lượng axit vượt quá ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày, giảm nguy cơ sưng tấy, sưng phồng đường ruột. Đặc biệt trong chuối có chứa kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Bên cạnh chuối còn có chất pectin là dạng chất xơ xào tan có lợi cho những người bị chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy.
 
Bệnh dạ dày là bệnh khó chữa, đồng thời còn gây cho người bệnh những khó khăn, khó chịu trong đời sống hằng ngày, Vì thế cho nên chúng ta khi mắc bệnh này cần chú ý nhất đến việc ăn uống để bảo vệ tốt cho đường dạ dày và có thể giảm bớt những đau đớn từ căn bệnh này và sớm chữa khỏi bệnh.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)