Ngày 28/4, Bộ LĐ-TB-XH đã có tờ trình Chính phủ về dự án bộ luật Lao động (sửa đổi). Theo Bộ, trong quá trình triển khai áp dụng bộ luật Lao động xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ngoài một số nội dung đã được đề cập ở dự thảo lần trước như: Nâng tuổi nghỉ hưu, tăng giờ làm thêm… thì tại tờ trình lần này, nội dung mới được Bộ LĐ-TB-XH đề xuất đó là thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm là ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7.
Dự thảo đề xuất thêm ngày nghỉ lễ tưởng niệm thương binh, liệt sĩ Việt Nam 27/7 sẽ được Chính phủ xem xét và lấy ý kiến trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 5 tới.
Liên tục hơn 70 năm qua, những chương trình trong ngày 27/7 hằng năm đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc VN, biểu thị lòng tri ân, bày tỏ nghĩa tình sâu nặng của con cháu đối với những người có công với đất nước.
Đoàn đại biểu do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân làm trưởng đoàn đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM (ngày 27-7-2018)
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ban soạn thảo cho rằng ý kiến đề xuất bổ sung 1 ngày nghỉ lễ để tri ân người có công (vào ngày 27/7 dương lịch) là phù hợp bởi năm 1947, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chọn ngày kỷ niệm thương binh, liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ, ngày 27/7 hằng năm được T.Ư lựa chọn làm ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Ban soạn thảo cho rằng ý kiến đề xuất bổ sung 1 ngày nghỉ lễ để tri ân người có công (vào ngày 27/7 dương lịch) là phù hợp. Ngoài về tri ân người có công, hiện số ngày nghỉ lễ, tết trong 1 năm của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, như: Campuchia nghỉ 28 ngày/năm, Brunei 15 ngày/năm, Indonesia 16 ngày, Malaysia 12 ngày, Myanmar 14 ngày, Philippine 12 ngày, Singapore 11 ngày, Thái Lan 16 ngày… Trong khi hiện Việt Nam chỉ 10 ngày/năm…
Theo đó, đề xuất ngày nghỉ lễ tết trong năm là phần khá mới được đưa vào bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH.
Cụ thể, về thời gian nghỉ Tết Âm lịch, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, có ý kiến về nghỉ Tết Âm lịch của Việt Nam dài hơn các nước trong khu vực, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, ban soạn thảo đưa ra 2 phương án về thời gian nghỉ Tết Âm lịch dự thảo Bộ luật Lao động để lấy ý kiến.
Phương án 1 (giữ nguyên quy định hiện hành): Người lao động được nghỉ 5 ngày Tết Âm lịch, nếu ngày nghỉ Tết Âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Phương án 2: Người lao động được nghỉ 5 ngày Tết Âm lịch, nhưng nếu ngày nghỉ Tết Âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, quá trình thảo luận và tham vấn ý kiến chuyên gia, đa số ý kiến thể hiện sự đồng thuận với Phương án 1 (vẫn như quy định hiện hành).
Theo quy định hiện hành, nếu Tết Âm lịch trùng ngày nghỉ hàng tuần người lao động được nghỉ bù ở các ngày làm việc tếp theo, như Tết Âm lịch 2019, do được nghỉ bù nên người la động được nghỉ 9 ngày liên tục.
Hồ Oanh(t/h)